Đại dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc đại lục, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus mà Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống với SARS-CoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%.

Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào ngày 9 tháng 1 năm 2020. Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản. Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng vào giữa tháng 1 năm 2020. Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng và hoạt động xuất - nhập khẩu đều bị tạm ngưng.

Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu".

Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, đeo khẩu trang, hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. Ví dụ: phong tỏa để kiểm dịch toàn bộ tại Ý và tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc; các biện pháp giới nghiêm khác nhau ở Trung Quốc và Hàn Quốc; phương pháp sàng lọc tại các sân bay và nhà ga; hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt động du lịch tới những khu vực, vùng, quốc gia có nguy cơ nhiễm dịch bệnh ở mức cao. Ngoài ra, các trường học cũng đã phải đóng cửa trên toàn quốc hoặc ở một số vùng tại hơn 160 quốc gia, ảnh hưởng đến 87% học sinh, sinh viên trên toàn thế giới, tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2020.

Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội, tình trạng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và vũ khí sinh học.

Ca tử vong đầu tiên được ghi nhận vào ngày 9 tháng 1 năm 2020 tại Vũ Hán. Theo dõi 17 bệnh nhân tử vong đầu tiên ở Trung Quốc thống kê đến ngày 22 tháng 1 năm 2020, thời gian bắt đầu mắc COVID-19 đến khi tử vong nằm trong khoảng 6 đến 41 ngày, với số trung vị là 14 ngày. Theo đài Trung ương Trung Quốc NHC, tính đến ngày 2 tháng 2 năm 2020, phần lớn ca tử vong (trên tổng số 490 ca) có độ tuổi cao – khoảng 80% ca là người có độ tuổi lớn hơn 60, và 75% trong số họ có bệnh lý nền như bệnh tim mạch và đái tháo đường.

Ca tử vong do/với SARS-CoV-2 ngoài Trung Quốc đầu tiên là tại Philippines vào ngày 1 tháng 2, và ca tử vong đầu tiên ngoài châu Á (tại Pháp) là vào ngày 15 tháng 2 năm 2020. Tính đến ngày 12 tháng 6 năm 2020, hơn chục người đã tử vong tại Iran, Hàn Quốc và Ý. Sau đó thêm các ca tử vong do coronavirus cũng được báo cáo tại Bắc Mỹ, Úc, San Marino, Tây Ban Nha, Iraq, và Anh Quốc và có thể cả CHDCND Triều Tiên.

, số ca tử vong trên toàn cầu do hoặc có liên quan tới COVID-19 đã hơn 4 triệu người.

Hôm 12-5, The New York Times đưa tin người dân nghèo ở các vùng nông thôn Ấn Độ đang vứt thi thể các bệnh nhân tử vong vì Covid-19 xuống sông vì chi phí hỏa táng đã tăng vọt.

Các nhà chức trách tin rằng đó là những gì đã xảy ra khi dân làng ở miền bắc Ấn Độ phát hiện ra hàng chục xác chết trôi dạt vào bờ sông Hằng dọc theo ranh giới Bihar và Uttar Pradesh, hai bang nơi dịch Covid-19 đang hoành hành khốc liệt.
Quốc gia
  • Cộng hòa Ả Rập Thống nhất
    Cộng hòa Ả Rập Thống nhất (الجمهورية العربية المتحدة al-Ǧumhūriyyah al-ʿArabiyyah al-Muttaḥidah; dịch tiếng Anh: United Arab Republic) là liên minh chính trị tồn tại trong thời gian ngắn giữa Cộng hòa Ai Cập (1953-1958) và Cộng hòa Syria (1930–1958). Liên minh được thành lập vào năm 1958 và tan rã vào năm 1961 khi Syria rút khỏi liên minh. Tuy nhiên, Ai Cập vẫn tiếp tục mang quốc hiệu là "Cộng hòa Ả Rập Thống nhất" cho đến năm 1971. Tổng thống của Cộng hòa Ả Rập Thống nhất là Gamal Abdel Nasser. Trong giai đoạn 1958-1960, Cộng hòa Ả Rập Thống nhất cùng Vương quốc Mutawakkilite Yemen là các chủ thể cấu thành Hợp chúng quốc Ả Rập.

    Những thành phần ưu tú trong xã hội Syria xem sự kiện đất nước sáp nhập với Ai Cập giống như một sự lựa chọn điều đỡ tệ hại hơn trong hai điều cùng tệ hại; họ tin các điều khoản do Nasser đặt ra là không công bằng, tuy nhiên họ không có sự lựa chọn nào khác do chính phủ đang phải gánh chịu sức ép khổng lồ. Dù vậy, mặc cho các quan ngại này, họ vẫn tin rằng Nasser sẽ dùng đảng Ba'ath làm phương tiện chính để kiểm soát Syria. Không may cho đảng này là Nasser chưa bao giờ có ý định chia sẻ quyền lực một cách công bằng. Ông lập ra hiến pháp lâm thời công bố 600 thành viên Quốc hội: gồm 400 thành viên từ Ai Cập và chỉ 200 thành viên từ Syria, đồng thời giải tán tất cả các đảng chính trị, bao gồm cả đảng Ba'ath. Nasser chỉ định bốn phó tổng thống, gồm Boghdadi và Abdel Hakim Amer cho Ai Cập và Sabri al-Assali và Akram El-Hourani cho Syria. Hiến pháp 1958 được thông qua.
  • Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất


  • Cộng hòa Khmer
    Cộng hòa Khmer (សាធារណរដ្ឋខ្មែរ) là một nước cộng hòa đầu tiên của Campuchia. Thời Việt Nam Cộng hòa thường được gọi là Cộng hòa Cao Miên hay Cao Miên Cộng hòa, được thành lập vào ngày 9 tháng 10 năm 1970 và bị Khmer Đỏ lật đổ vào ngày 17 tháng 4 năm 1975.

    Chính thức tuyên bố thành lập vào ngày 9 tháng 10 năm 1970, Cộng hòa Khmer là chính quyền quân sự thuộc phái cánh hữu thân Mỹ do Tướng Lon Nol và Hoàng thân Sisowath Sirik Matak lãnh đạo, hai người đã lên nắm quyền từ cuộc đảo chính ngày 18 tháng 3 năm 1970 với việc lật đổ Hoàng thân Norodom Sihanouk, nguyên Quốc trưởng chính phủ Vương quốc Campuchia.
  • Lưỡng Hà
    Lưỡng Hà là một khu vực lịch sử ở Tây Á nằm trong hệ thống sông Tigris và Euphrates ở phía bắc của Lưỡi liềm màu mỡ. Ngày nay, Lưỡng Hà nằm ở Iraq. Theo nghĩa rộng nhất, khu vực lịch sử bao gồm Iraq, Kuwait, một phần của Iran, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Nó được coi là một trong những trung tâm văn hóa đầu tiên trên thế giới, và các nền văn minh nổi tiếng nhất của nó là người Sumer, Akkadia, Assyria và Babylonia. Lưỡng Hà là nơi có những phát triển sớm nhất của Cách mạng Đồ đá mới từ khoảng 10.000 năm trước Công nguyên. Nó đã được xác định là đã "truyền cảm hứng cho một số phát triển quan trọng nhất trong lịch sử loài người, bao gồm việc phát minh ra bánh xe, trồng những cây ngũ cốc đầu tiên và sự phát triển của chữ thảo, toán học, thiên văn học, nông nghiệp và sự phát triển của đế chế đầu tiên trong lịch sử (đế quôc Akkad) do Sargon of Akkad lãnh đạo”. Nó đã được biết đến như một trong những nền văn minh sớm nhất trên thế giới.

    Một số nền văn minh theo sau nó, nền đầu tiên là nền văn minh Sumer (4500 TCN–1900 TCN), sau đó là các đế chế, đáng chú ý nhất là Đế quốc Akkad (2334 TCN–2154 TCN), Đế quốc Tân Assyria (911 TCN–609 TCN) và Văn minh cổ Babylon (626 TCN–539 TCN). Người Sumer và người Akkadia (bao gồm cả người Assyria và người Babylonia) lớn lên ở các vùng khác nhau của Iraq - Mesopotamia - đã cai trị Lưỡng Hà từ khi bắt đầu viết nên lịch sử vào khoảng năm 3100 TCN cho đến khi cuộc xâm lược của người Achaemenid và sự sụp đổ của Babylon vào năm 539 TCN, sau đó. rơi vào tay Alexander anh cả vào năm 332 trước Công nguyên và khi ông qua đời, nó trở thành một phần của Đế chế Seleucid Hy Lạp.
  • Ma Cao
    Ma Cao (, Macau), cũng có thể viết là Macao, tên chính thức là Đặc khu hành chính Ma Cao thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một trong hai đặc khu hành chính của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa cùng với Hồng Kông. Ma Cao nằm ở đồng bằng châu thổ Châu Giang, giáp với thành phố Châu Hải của tỉnh Quảng Đông ở phía tây và phía bắc đồng thời hướng tầm nhìn ra Biển Đông ở phía đông và phía nam. Đây là khu vực có mật độ dân số cao nhất trên thế giới.

    Trong lịch sử, các thương nhân người Bồ Đào Nha lần đầu tiên đến định cư tại Ma Cao trong thập niên 1550. Năm 1557, triều đình Nhà Minh đã cho Bồ Đào Nha thuê Ma Cao để làm cảng giao thương. Từ đó, người Bồ Đào Nha bắt đầu quản lý thành phố song đô thị này vẫn nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc. Bồ Đào Nha trả tiền thuê hàng năm và quản lý lãnh thổ thuộc chủ quyền của Trung Quốc cho đến năm 1887, khi họ giành được quyền thuộc địa vĩnh viễn ở Trung Quốc qua Hiệp ước Bắc Kinh của Bồ Đào Nha. Kể từ sau Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất (1839 - 1842), Ma Cao trở thành thuộc địa của Đế quốc Bồ Đào Nha và nằm dưới sự quản lý, cải cách của quốc gia này từ giữa thế kỷ XVI cho đến năm 1999, Ma Cao cũng là tô giới cuối cùng của người châu Âu tại Trung Quốc. Nhà nước Bồ Đào Nha hiện đại đã chính thức chuyển giao chủ quyền đối với Ma Cao về lại cho Trung Quốc vào ngày 20 tháng 12 năm 1999. Tuyên bố chung Trung-Bồ và Luật cơ bản Ma Cao quy định rằng Ma Cao được phép duy trì các quyền tự trị cao độ ít nhất là cho đến năm 2049, tức 50 năm kể từ sau ngày chuyển giao.
  • Bô-xni-a Héc-xê-gô-vi-na


  • Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva
    Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva là quốc gia Xô viết trong giai đoạn đoạn ngắn ngủi tuyên bố trên ngày 16 Tháng 12 năm 1918, bởi chính phủ cách mạng lâm thời do Vincas Mickevičius-Kapsukas. Nó đã không còn tồn tại vào ngày 27 tháng 2 năm 1919, khi nó được sáp nhập với Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia để thành lập Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva–Belorussia (Lit-Bel). Trong khi những nỗ lực đã được thực hiện để đại diện cho LSSR như một sản phẩm của một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa được người dân địa phương ủng hộ, thì phần lớn nó là một thực thể được tổ chức ở Moskva được tạo ra để biện minh cho Chiến tranh Xô viết Litva. Như một sử gia Liên Xô đã mô tả nó như sau: "Thực tế là Chính phủ Liên Xô Nga đã công nhận một nước Cộng hòa Litva trẻ tuổi đã vạch mặt sự dối trá của Hoa Kỳ và đế quốc Anh mà Nga Xô viết cáo buộc nhằm mục đích bạo lực đối với các nước Baltic". Litva nói chung không ủng hộ các nguyên nhân của Liên Xô và tập hợp cho chính quốc gia của họ, được tuyên bố độc lập vào ngày 16 tháng 2 năm 1918, bởi Hội đồng Litva.

    * Lịch sử Litva
  • Guernsey
    Guernsey là một hòn đảo thuộc Eo biển Manche ngoài khơi Normandie. Đảo nằm phía bắc của Saint-Malo phía tây của Jersey và bán đảo Cotentin. Guernsey cùng với một số hòn đảo lân cận khác tạo thành Địa hạt Guernsey, một thuộc địa Hoàng gia của Anh Quốc. Địa hạt gồm mười giáo xứ trên đảo Guernsey, ba đảo có người ở (Herm, Jethou và Lihou), cùng nhiều đảo và đá nhỏ không người ở.

  • Jersey
    Jersey (Jèrriais: Jèrri, ), tên chính thức Địa hạt Jersey (Bailliage de Jersey; Jèrriais: Bailliage dé Jèrri), là một thuộc địa Vương thất của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, được quản lý bởi Chính quyền Vương vị. Jersey từng là một phần của Công quốc Normandie; công tước Normandie trở thành vua Anh năm 1066. Sau khi Normandie bị mất vào tay Pháp, Jersey và phần còn lại của Quần đảo Eo biển vẫn nằm dưới quyền quản lý của Anh.

    Jersey hiện là một nền dân chủ đại nghị dưới chế độ quân chủ lập hiến, với hệ thống tài chính, pháp luật và tòa án riêng, và có quyền tự quyết. Tỉnh trưởng của Jersey là người đại diện cho Quốc vương. Ảnh hưởng văn hóa Anh hiện diện ở nhiều khía cạnh, gồm sự phổ biến của tiếng Anh, đồng bảng Anh, kiểu lái xe bên trái, kênh BBC và ITV, chương trình giáo dục giống tại Anh, và sự phổ biến của thể thao Anh, như bóng đá, cricket và rugby.
  • Trinidad và Tobago
    Trinidad và Tobago (Trinidad and Tobago), tên chính thức là Cộng hoà Trinidad và Tobago (Republic of Trinidad and Tobago) là một quốc gia nằm ở phía nam Biển Caribe, 11 km (7 dặm) ngoài khơi bờ biển Venezuela. Nước này là một đảo quốc gồm hai đảo chính là Trinidad và Tobago cùng 21 đảo nhỏ với tổng diện tích 5.128 km² hay 1.864 mi². Ước tính dân số vào tháng 7 năm 2006 là 1.065.842 người. Chiều dài trung bình của Trinidad là 80 km và chiều rộng trung bình là 59 km. Tobago là 41 km dài và 12 km ở điểm rộng nhất. Thủ đô là Port of Spain.

    Đảo lớn và đông dân hơn là Trinidad (nghĩa là "Hòn đảo của Thiên Chúa Ba Ngôi" - Trinity), trong khi Tobago nhỏ hơn (303 km² hay 116 mi²; khoảng 6% tổng diện tích) và dân cư thưa thớt hơn (50.000 người; hay 5% tổng dân số). Các công dân chính thức được gọi là "người Trinidad" hay "người Tobago" hay "công dân của Trinidad và Tobago", nhưng người Trinidad thường để chỉ người Trinis còn cả người Trinidad và người Tobago thường được gọi là Trinbagonians.