Quốc gia
Mayotte
Mayotte (Mayotte, ; Shimaore: Maore, ; Mahori) là một tỉnh và vùng hải đảo của Pháp với tên chính thức là Tỉnh Mayotte (French: Département de Mayotte). Nó bao gồm một đảo chính, Grande-Terre (hay Maore), một đảo phụ nhỏ hơn, Petite-Terre (hay Pamanzi), và nhiều đảo nhỏ xung quanh. Quần đảo này tọa lạc ở mạn đông eo biển Mozambique trong Ấn Độ Dương ngoài khơi bờ biển Đông Nam Phi, giữa miền tây bắc Madagascar và miền đông bắc Mozambique. Mayotte đạt được địa vị tỉnh các đây không lâu và tới nay vẫn là một trong những nơi kém phát triển nhất tại Pháp. Mayotte tuy vậy vẫn thịnh vượng hơn bất kỳ nơi nào trong khu vực eo biển Mozambique, khiến nó trở thành một điểm đến với người nhập cư bất hợp pháp.
Diện tích của Mayotte là 374 km2, và, với 212.645 dân, có mật độ dân số cao với 569 người/km² (1.473 người trên sq mi). Thành phố lớn nhất và tỉnh lỵ là Mamoudzou trên Grande-Terre. Sân bay quốc tế Dzaoudzi–Pamandzi nằm trên đảo lân cận Petite-Terre. Lãnh thổ này về địa lý là một phần của quần đảo Comoro. Mayotte còn có tên Maore (tên bản địa của đảo chính).
Réunion
Đảo Réunion (tiếng Pháp: Réunion hay chính thức là La Réunion; trước đây là Île Bourbon) là một hòn đảo nhỏ nằm trong Ấn Độ Dương, cách Madagascar 700 km về phía đông và cách Mauritius 200 km về phía tây nam. Réunion có chiều dài là 63 km, rộng 45 km và diện tích khoảng 2.517 km², hiện thuộc quyền sở hữu của Pháp và là một vùng hải ngoại của Pháp. Đơn vị tiền tệ sử dụng ở đây là Euro. Những người dân sống ở đây tự gọi mình là Réunionnais hay Créoles.
Với dân số 720.934 người (7/2000), Réunion có một nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu đường, du lịch và săn cá mập. Réunion có một lịch sử hình thành và phát triển khá lâu dài bắt đầu từ năm 1513 khi được người Bồ Đào Nha phát hiện và đặt tên là Santa Apollonia. Cái tên Réunion chỉ được biết đến từ năm 1793. Trong suốt lịch sử của nó, hòn đảo đã từng được đổi tên nhiều lần.
Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp
Vùng đất phía nam và châu Nam cực thuộc Pháp (tiếng Pháp: Terres australes et antarctiques françaises - TAAF) bao gồm các vùng lãnh thổ sau: * Tập hợp các đảo núi lửa nằm ở Ấn Độ Dương, phía nam châu Phi, có khoảng cách gần như đều so với châu Á, châu Nam Cực và Úc.
* Vùng đất Adélie - vùng đất này là một phần của châu Nam cực, nơi người Pháp vẫn luôn khẳng định sự cai quản của họ thông qua bản Hiệp ước Châu Nam cực (Antarctic Treaty System).
Andorra
Andorra (tiếng Catala: Andorra, phiên âm tiếng Việt: "An-đô-ra"), tên đầy đủ là Thân vương quốc Andorra (còn dịch là Công quốc Andorra, tiếng Catala: Principat d'Andorra) là một nước trong lục địa nhỏ ở tây nam Châu Âu, nằm ở phía đông dãy Pyrenees, tiếp giáp với Tây Ban Nha và Pháp. Ngay cả khi bị cô lập, nó vẫn là một đất nước thịnh vượng nhờ vào du lịch và chính sách miễn thuế. Người dân ở đây có tuổi thọ cao nhất thế giới, khoảng 83.52 tuổi (thống kê 2007).
Bồ Đào Nha
Bồ Đào Nha (tiếng Bồ Đào Nha: Portugal), quốc danh hiện tại là Cộng hòa Bồ Đào Nha (tiếng Bồ Đào Nha: República Portuguesa, là một quốc gia nằm ở Tây Nam châu Âu trên bán đảo Iberia. Bồ Đào Nha là nước cực Tây của lục địa châu Âu. Bồ Đào Nha giáp với Đại Tây Dương ở phía Tây và phía Nam, giáp Tây Ban Nha ở phía Đông và phía Bắc. Các quần đảo Açores và Madeira ở ngoài khơi Đại Tây Dương cũng thuộc Bồ Đào Nha.
Trên lãnh thổ Bồ Đào Nha ngày nay, con người đã có mặt từ thời tiền sử. Các dân tộc cổ đại như người Gallaeci, Lusitania, Celt, Cynete, Phoenicia, Carthage, La Mã cổ đại và nhiều những dân tộc Đức như Suevi, Buri, và Visigoth đã để lại ít nhiều ảnh hưởng đến lịch sử lãnh thổ Bồ Đào Nha ngày nay. Lãnh thổ Bồ Đào Nha lúc đó được sáp nhập vào Đế quốc La Mã thành tỉnh Lusitania. Văn hóa La Mã để lại dấu ấn sâu đạm, nhất là về mặt ngôn ngữ: tiếng Bồ Đào Nha gốc từ tiếng Latinh của người La Mã. Vào thế kỷ thứ 5, sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ, những bộ tộc gốc Đức tràn vào xâm chiếm. Sang đầu thế kỷ thứ 8, người Moor theo đạo Hồi giáo từ Bắc Phi mở cuộc chinh phục Lusitania, chiếm được gần hết bán đảo Iberia, thu phục các tiểu vương quốc gốc Đức theo đạo Thiên Chúa về một mối.
Bỉ
Bỉ (tiếng Hà Lan: België, tiếng Pháp: Belgique; tiếng Đức: Belgien), quốc danh hiện tại là Vương quốc Bỉ (tiếng Hà Lan: Koninkrijk België; tiếng Pháp: Royaume de Belgique; tiếng Đức: Königreich Belgien), là một quốc gia tại Tây Âu. Nước này là một thành viên sáng lập của Liên minh châu Âu và cũng là nơi đóng trụ sở của tổ chức này, cũng như nhiều tổ chức quốc tế lớn khác, gồm cả NATO. Bỉ có diện tích 30.528km2 và dân số khoảng 10.7 triệu người.
Là biên giới văn hoá giữa châu Âu German và châu Âu Latinh, Bỉ là ngôi nhà của hai nhóm ngôn ngữ chính, Flemish và người nói tiếng Pháp, chủ yếu là Walloons, cộng với một nhóm nhỏ người nói tiếng Đức. Hai vùng lớn nhất của Bỉ là vùng nói tiếng Hà Lan Flanders ở phía bắc, với 59% dân số, và vùng nói tiếng Pháp ở phía nam là Wallonia, với 41% dân số. Vùng thủ đô Brussels, có hai ngôn ngữ chính thức, là vùng chủ yếu nói tiếng Pháp gồm trong Vùng Flemish và là nơi sinh sống của 10% dân số. Một Cộng đồng nói tiếng Đức có tồn tại ở đông Wallonia. Sự đa dạng ngôn ngữ của Bỉ và những cuộc xung đột chính trị và văn hoá liên quan tới nó được phản ánh trong lịch sử chính trị và một hệ thống chính phủ phức tạp.
Cộng hòa Síp
Síp (, dịch nghĩa: Kýpros, ; ), tên chính thức Cộng hòa Síp (, Kypriakī́ Dīmokratía, ; ), là một quốc đảo Âu Á nằm ở phía đông Địa Trung Hải, phía nam Thổ Nhĩ Kỳ và phía tây Syria và Liban.
__TOC__
Estonia
Estonia (tiếng Estonia: Eesti, Tiếng Việt: E-xtô-ni-a), tên chính thức là Cộng hòa Estonia (tiếng Estonia: Eesti Vabariik) là một quốc gia ở khu vực Bắc Âu. Estonia tiếp giáp với Liên bang Nga về phía đông, giáp với Latvia về phía nam, giáp với vịnh Phần Lan về phía bắc và giáp với biển Baltic về phía tây. Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số của Estonia là 1.315.912 người, mật độ dân số khoảng 30 người/km².
Estonia có địa hình tương đối thấp. Nước này có rất nhiều sông và hồ, kèm theo đó là một diện tích rừng đáng kể. Estonia nằm trong khu vực khí hậu ôn hòa, có tính chất chuyển tiếp từ khí hậu hải dương sang khí hậu lục địa.
Hy Lạp
Hy Lạp (tiếng Hy Lạp: Ελλάδα Ellada hay Ελλάς Ellas; tiếng Anh: Greece hoặc Hellas), quốc danh hiện tại là Cộng hòa Hy Lạp (Ελληνική Δημοκρατία Elliniki Dimokratia), là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu, nằm phía nam bán đảo Balkan. Hy Lạp giáp với các nước Albania, Cộng hòa Macedonia và Bulgaria về phía bắc, giáp với Thổ Nhĩ Kỳ về phía đông. Biển Aegea bao bọc phía đông và phía nam Hy Lạp, còn biển Ionia nằm ở phía tây. Phần lớn địa hình của đất nước này là núi non hiểm trở. Hy Lạp có rất nhiều những hòn đảo lớn nhỏ thuộc khu vực Địa Trung Hải. Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số Hy Lạp là 10.706.290 người, mật độ dân số khoảng 82 người/km².
Danh xưng "Hy Lạp" trong tiếng Việt bắt nguồn từ dịch danh Trung văn của quốc hiệu Hy Lạp .
Hà Lan
Hà Lan, còn gọi là Hoà Lan (tiếng Hà Lan: Nederland), là một trong số bốn quốc gia cấu thành của Vương quốc Hà Lan, cương vực bao gồm Hà Lan bản thổ nằm ở tây bắc châu Âu và một số đảo ở vùng biển Caribe. Hà Lan bản thổ chiếm đại bộ phận lãnh thổ Hà Lan, phía bắc và phía tây giáp biển Bắc, phía đông giáp nước Đức, phía nam giáp nước Bỉ.
Hà Lan là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao và nằm thấp nhất so với mực nước biển trên thế giới. Hà Lan có khoảng 27% diện tích và 60% dân số nằm ở khu vực có độ cao dưới mực nước biển.
Latvia
Latvia (phiên âm tiếng Việt: Lát-vi-a), tên chính thức là Cộng hòa Latvia (tiếng Latvia: Latvija hay Latvijas Republika) là một quốc gia theo thế chế cộng hòa tại khu vực châu Âu. Latvia giáp với Estonia về phía bắc, giáp với Litva về phía nam, giáp với Nga và Belarus về phía đông và giáp biển Baltic về phía tây. Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số của Latvia là 2.259.810 người, mật độ dân số khoảng 36 người/km². Các dân tộc ở Latvia chủ yếu là người Latvia (chiếm 59%) và người Nga (chiếm 28,3%), ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác.
Latvia là một quốc gia có lịch sử lâu đời tại châu Âu. Trong lịch sử, nước này đã từng bị đô hộ bởi nhiều quốc gia láng giềng. Ngày 18 tháng 11 năm 1918, nền cộng hòa của Latvia chính thức được thành lập. Nhưng đến năm 1940, Latvia bị sáp nhập vào Liên Xô rồi sau đó trở thành một nước xã hội chủ nghĩa với tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Latvia. Vào năm 1991, Liên Xô sụp đổ và Latvia lại trở thành một quốc gia độc lập.
Litva
Litva (phiên âm tiếng Việt: Lít-va; tiếng Litva: Lietuva), tên chính thức là Cộng hòa Litva (tiếng Litva: Lietuvos Respublika) là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu theo thể chế cộng hòa. Theo sự phân chia của Liên Hiệp Quốc, Litva được xếp vào nhóm Bắc Âu. Litva giáp với Latvia về phía bắc, giáp với Belarus về phía đông nam, giáp với Ba Lan và tỉnh Kaliningrad thuộc Liên bang Nga về phía tây nam và giáp với biển Baltic về phía tây. Địa hình của Litva khá bằng phẳng và thấp, không có điểm nào có độ cao vượt quá 300 m. Khí hậu của nước này tương đối ôn hòa. Đất nước Litva có rất nhiều rừng cây, sông suối và một nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ. Theo số liệu vào tháng 7 năm 2007, dân số Litva là 3.575.439 người, mật độ dân số khoảng 55 người/km².
Litva là một quốc gia có lịch sử lâu đời tại châu Âu. Quốc gia này chính thức xuất hiện trong lịch sử từ năm 1009 và sau đó đã phát triển thành Đại Lãnh địa Litva hùng mạnh. Trong khoảng thời gian 1569–1795, Litva cùng với Ba Lan thành lập một quốc gia với tên gọi Liên bang Ba Lan – Litva. Khi liên bang tan rã, Litva trở thành một phần của Đế chế Nga cho đến năm 1918, khi nước này tuyên bố thành lập nền cộng hòa. Trong Thế chiến thứ hai, đất nước này đã bị Liên Xô xâm lược năm 1939-1940 và sau đó phát xít Đức xâm chiếm rồi lại trở thành một phần của Liên Xô. Sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Litva lại trở thành một quốc gia độc lập.
Luxembourg
Luxembourg (phiên âm: Lúc-xăm-bua, tên Hán Việt: Lục Xâm Bảo), tên đầy đủ là Đại công quốc Luxembourg (tiếng Luxembourg: Groussherzogtum Lëtzebuerg; tiếng Pháp: Grand-Duché de Luxembourg; tiếng Đức: Großherzogtum Luxemburg), là một quốc gia nhỏ nằm trong lục địa ở Tây Âu, giáp với Bỉ, Pháp, và Đức.
Luxembourg là một nước theo dân chủ đại nghị và quân chủ lập hiến, được cai trị bởi một đại công tước và là đại công quốc duy nhất còn tồn tại trên thế giới. Đất nước có một nền kinh tế phát triển cao, với GDP bình quân đầu người cao nhất trên thế giới (107.206 USD/người/năm). Luxembourg là thành viên sáng lập của Liên minh châu Âu, NATO, Liên hợp quốc, Benelux và Liên minh Tây Âu, phản ánh xu thế chính trị của việc hội nhập kinh tế, chính trị và quân sự. Thành phố Luxembourg, thủ đô và là thành phố lớn nhất, là nơi đóng của một vài cơ quan và đại diện của Liên minh châu Âu.
Malta
Cộng hòa Malta là một đảo quốc nhỏ gồm bảy hòn đảo giữa Địa Trung Hải, cách đảo Sicilia của Ý 93 km về phía nam, cách Tunisia 288 km về phía bắc, vịnh Gibralta 1826km về phía đông và Alexandria 1510km về phía tây. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Malta và tiếng Anh.
Chỉ rộng 300km2, Malta là một trong những quốc gia nhỏ và có mật độ dân số cao bậc nhất thế giới. Thủ đô: Valletta. Thành phố rộng nhất: Birkirkara
Monaco
Monaco, tên chính thức là Thân vương quốc Monaco (dịch danh tiếng Việt chính thức là Công quốc Monaco, ; Monégasque: Principatu de Múnegu; ; ), là một quốc gia-thành phố có chủ quyền tại châu Âu. Monaco có ba mặt tiếp giáp với nước Pháp và mặt còn lại giáp với Địa Trung Hải và trung tâm của công quốc cách nước Ý khoảng 16 km (9,9 dặm). Diện tích của Monaco là 1,98 km² (0,76 mi²) và dân số năm 2011 là 35.986 người. Monaco là nước có GDP trên danh nghĩa cao nhất thế giới bình quân đầu người là 215.163 Đô la Mỹ và là quốc gia có mật độ dân cư cao nhất trên thế giới. Monaco cũng có tuổi thọ cao nhất thế giới với con số 90, và là nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất. Sau những lần lấn biển gần đây, tổng diện tích của Monaco là 2,05 km² (0,79 mi²).
Montenegro
Cộng hòa Montenegro (tiếng Serbia và tiếng Montenegro bằng chữ Kirin: Црна Гора; chữ Latinh: Crna Gora; phát âm IPA: ) (trong tiếng Montenegrin có nghĩa là "Ngọn núi Đen") là một quốc gia tại miền đông nam châu Âu. Nước này giáp với biển Adriatic về phía tây nam, và có chung đường biên giới với Croatia về phía tây, Bosna và Hercegovina về phía tây bắc, Serbia về phía đông bắc, Kosovo về phía đông và cuối cùng là Albania về phía đông nam. Thủ đô của quốc gia này là Podgorica, trong khi thành phố Cetinje được gọi với cái tên là Prijestonica (Пријестоница), có nghĩa là Thành phố Thủ đô Hoàng gia.
Độc lập từ cuối Trung cổ tới năm 1918, nước này là một phần của vài chính phủ của Nam Tư và liên bang Serbia và Montenegro. Do cuộc trưng cầu dân ý ngày 21 tháng 5 năm 2006, Montenegro tuyên bố độc lập ngày 3 tháng 6 năm 2006. Ngày 28 tháng 6, Montenegro được trở thành thành viên thứ 192 của Liên Hiệp Quốc.
Pháp
Pháp (tiếng Pháp: France), quốc danh hiện tại là Cộng hòa Pháp (République française), là một quốc gia nằm tại Tây Âu, có một số đảo và lãnh thổ nằm rải rác trên nhiều lục địa khác. Pháp có biên giới với Bỉ, Luxembourg, Đức, Thuỵ Sĩ, Ý, Monaco, Andorra và Tây Ban Nha. Tại một số lãnh thổ hải ngoại của mình, Pháp có chung biên giới trên bộ với Brasil, Suriname và Sint Maarten (Hà Lan). Pháp còn được nối với Anh Quốc qua Đường hầm Eo biển Manche, chạy dưới eo biển Manche.
Pháp là nước lớn nhất Tây Âu và lớn thứ ba ở châu Âu và có vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Những giá trị quan trọng của thể chế này được thể hiện trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 (Déclaration des Droits de l'Homme et du Citoyen). Trong hơn 500 năm qua, Pháp là một cường quốc có ảnh hưởng văn hóa, kinh tế, quân sự và chính trị mạnh mẽ ở châu Âu và trên toàn thế giới. Từ thế kỷ 17 đến 20, Pháp lập nên đế quốc thực dân lớn thứ hai trên thế giới bao gồm những vùng đất rộng lớn ở Bắc, Tây và Trung Phi, Đông Nam Á và nhiều đảo ở Caribbe và Thái Bình Dương.
Phần Lan
Phần Lan, tên chính thức là Cộng hòa Phần Lan (tiếng Phần Lan: Suomen tasavalta, tiếng Thụy Điển: Republiken Finland), là một quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu. Phần Lan giáp với Thụy Điển về phía tây, Nga về phía đông, Na Uy về phía bắc và Estonia về phía nam qua Vịnh Phần Lan.
Trong lịch sử, Phần Lan từng là một phần của Thụy Điển trong một thời gian dài (từ thế kỉ 12 đến thế kỉ 18) rồi sau đó trở thành một đại công quốc dưới sự cai trị của Sa hoàng nước Nga trong khoảng thời gian 1809-1917. Ngày 6 tháng 12 năm 1917, Phần Lan chính thức tuyên bố độc lập, trở thành một nước cộng hòa. Sau Thế chiến thứ hai, Phần Lan giữ vai trò như một nước trung lập và đã chuyển đổi nhanh chóng từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp phát triển cao vào hàng bậc nhất châu Âu. Ngày nay, Phần Lan là một quốc gia dân chủ theo chế độ cộng hòa nghị viện. Nước này là thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1955 và gia nhập Liên minh Châu Âu vào năm 1995.
San Marino
San Marino, có tên đầy đủ là Cộng hòa Đại bình yên San Marino (tiếng Ý: Serenissima Repubblica di San Marino), là một trong những nước nhỏ nhất trên thế giới tại châu Âu, nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước Ý.
Slovakia
Cộng hòa Slovak (tiếng Việt: Xlô-va-ki-a; tiếng Anh: Slovakia ; tiếng Slovak: , đầy đủ , Hán-Việt: 斯洛伐克共和国 / Tư Lạc Phạt Khắc Cộng hòa quốc) là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Đông Âu với dân số trên 5 triệu người và diện tích khoảng 49,000 km2. Slovakia giáp biên giới với Cộng hoà Séc và Áo ở phía tây, Ba Lan ở phía bắc, Ukraina ở phía đông và Hungary ở phía nam. Thành phố lớn nhất đồng thời là thủ đô là Bratislava. Slovakia là quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, NATO, UN, OECD, WTO, UNESCO và các tổ chức quốc tế khác.
Người Slav đã tới lãnh thổ Slovakia hiện nay trong khoảng thế kỷ thứ 5 và thế kỷ thứ 6 sau AD trong Giai đoạn Di cư. Trong quá trình lịch sử, nhiều phần của Slovakia ngày nay thuộc Đế chế của Samo (đơn vị chính trị đầu tiên được biết của người Slavơ), Đại Moravia, Vương quốc Hungary, Đế chế Áo-Hung hay Đế chế Habsburg và Tiệp Khắc. Một nhà nước Slovak độc lập đã được thành lập trong một giai đoạn ngắn trong Thế chiến II, trong đó Slovakia là một nhà nước phụ thuộc của Phát xít Đức 1939–1944. Từ năm 1945 Slovakia một lần nữa lại là một phần của Tiệp Khắc.
Slovenia
Slovenia (tiếng Slovenia: Slovenija), tên chính thức là Cộng hòa Slovenia (tiếng Slovenia: Republika Slovenija) là một quốc gia thuộc khu vực Nam Âu. Slovenia giáp với Ý về phía tây, giáp với Áo về phía bắc, giáp với Hungary về phía đông bắc, giáp với Croatia về phía đông và phía nam. Ngoài ra Slovenia còn tiếp giáp với biển Adriatic về phía tây nam. Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Slovenia là Ljubljana. Slovenia là một quốc gia có diện tích tương đối nhỏ và ít dân. Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số Slovenia là 2.009.245 người.
Tây Ban Nha
Tây Ban Nha (tiếng Tây Ban Nha: España) hay Vương quốc Tây Ban Nha (Reino de España) là một nước nằm trên bán đảo Iberia phía tây nam châu Âu. Vùng đất chính giáp Địa Trung Hải, và một phần nhỏ giáp lãnh thổ Vương quốc Anh Gibraltar, về phía đông và phía nam, giáp Pháp, Andorra và vịnh Biscay về phía bắc và giáp Đại Tây Dương và Bồ Đào Nha về phía tây và Tây Bắc.
Lãnh thổ Tây Ban Nha cũng bao gồm quần đảo Balearic thuộc Địa Trung Hải, quần đảo Canary ngoài khơi châu Phi thuộc Đại Tây Dương và hai thành phố tự trị ở Bắc Phi, Ceuta và Melilla, giáp với Maroc. Với diện tích 504.030 km², Tây Ban Nha là nước lớn thứ hai ở Tây Âu và trong Liên minh châu Âu sau Pháp.
Áo
Áo (tiếng Đức: Österreich), quốc danh hiện tại là Cộng hòa Áo (tiếng Đức: Republik Österreich) là một quốc gia liên bang ở Trung Âu với thể chế dân chủ nghị viện. Nước Áo là thành viên của Liên Hiệp Quốc từ 1955 và từ 1995 là thành viên của Liên minh châu Âu. Nước Áo giáp Đức và Cộng hoà Séc ở phía bắc, Slovakia và Hungaria về phía đông, Slovenia và Ý về phía nam, và Thụy Sĩ và Liechtenstein về phía tây.
Ý
Ý (gọi tắt từ Hán-Việt Ý Đại Lợi), còn gọi là I-ta-li-a (tiếng Ý: Italia), quốc danh hiện tại là Cộng hoà Ý (tiếng Ý: Repubblica Italiana), là một quốc gia nằm ở Bán đảo Ý phía Nam Châu Âu, và trên hai hòn đảo lớn nhất tại Địa Trung Hải, Sicilia và Sardegna. Ý có chung biên giới phía bắc là dãy Alpine với Pháp, Thuỵ Sĩ, Áo và Slovenia. Các quốc gia độc lập San Marino và Thành Vatican là những lãnh thổ nằm gọn bên trong bán đảo Ý, còn Campione d'Italia lại là một vùng đất của Ý nằm trong lãnh thổ Thuỵ Sĩ.
Ý từng là nơi xuất phát của nhiều nền văn hoá Châu Âu, như Etruscan và La Mã, và sau này cũng là nơi sản sinh ra phong trào Phục hưng Ý. Thủ đô Roma của Ý từng là trung tâm của nền Văn minh phương Tây, và là trung tâm của Giáo hội Công giáo La Mã.
Åland
Quần đảo Åland hay chỉ đơn giản Åland (Åland, ; Ahvenanmaa) là một quần đảo thuộc Phần Lan nằm ở cửa vào vịnh Bothnia tại biển Balt. Đây là một vùng tự trị, phi quân sự và là vùng đơn ngữ tiếng Thụy Điển duy nhất tại Phần Lan. Đây là vùng nhỏ nhất của Phần Lan, chiếm 0,49% diện tích đất và 0,50% dân số.
Åland gồm đảo Fasta Åland, nơi 90% dân số sinh sống cùng hơn 6.500 đảo ngầm và đảo nhỏ khác về phía đông. Fasta Åland được tách biệt khỏi Thụy Điển bởi một eo biển rộng 38 km về phía tây. Quần đảo Åland tiếp nối với biển quần đảo thuộc Phần Lan ở phía đông. Biên giới đất liền duy nhất của Åland nằm trên đảo không người Märket mà Phần Lan chia sẻ với Thụy Điển.
Đảo Ireland
Ireland (phiên âm tiếng Việt: Ai-len; phát âm tiếng Anh: ; Éire ; phương ngữ Scots Ulster: Airlann ) là một đảo tại Bắc Đại Tây Dương. Đảo này tách biệt với đảo Anh ở phía đông qua eo biển Bắc, biển Ireland và eo biển St George. Ireland là đảo lớn thứ nhì trong quần đảo Anh, lớn thứ ba tại châu Âu và lớn thứ 12 trên thế giới.
Về chính trị, đảo Ireland được chia tách thành Cộng hoà Ireland (chiếm 5/6 diện tích đảo) và Bắc Ireland thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Năm 2011, dân số Ireland đạt khoảng 6,4 triệu, là đảo đông dân thứ nhì tại châu Âu sau đảo Anh. Trong đó, gần 4,6 triệu người sống tại Cộng hòa Ireland và hơn 1,8 triệu người sống tại Bắc Ireland.
Đức
Đức (Quốc danh chính thức hiện nay là Cộng hoà liên bang Đức, tiếng Đức: Bundesrepublik Deutschland) là một quốc gia liên bang nằm ở Trung Âu và có chung đường biên giới với các nước Đan Mạch (về phía bắc), Ba Lan và Séc (phía đông), Áo và Thụy Sĩ (về phía nam), Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan (về phía tây). Lãnh thổ Đức trải rộng 357.021 km vuông và có khí hậu ôn đới. Với gần 82 triệu người, Đức là nước có dân số lớn nhất trong Liên minh châu Âu và là nước có số dân nhập cư lớn thứ ba trên thế giới. Sau khi Hoa Kỳ, Đức là điểm đến di cư phổ biến thứ hai trên thế giới. Danh xưng "Đức" trong tiếng Việt là giản xưng của Đức Ý Chí (Trung văn: 德意志), dịch danh Trung văn của quốc hiệu nước Đức.
Guadeloupe
Bản đổ địa hình Guadeloupe Guadeloupe (phát âm tiếng Việt: Goa-đê-lốp ; ; tiếng Creole Antilles: Gwadloup) là một nhóm đảo Caribe thuộc quần đảo Leeward, tại Tiểu Antilles, với diện tích 1.628 km² (629 sq. mi) và dân số 400.000 người. Guadeluope và một số hòn đảo nhỏ xung quanh là một vùng hải ngoại của Pháp, với một tỉnh hải ngoại duy nhất. Guadeloupe là một phần hợp thành của nước Pháp, giống như các tỉnh hải ngoại khác. Các đảo khác ngoài đảo chính Guadeloupe là Marie-Galante, La Désirade, và Îles des Saintes.
Do là một phần của Pháp, Guadeloupe cũng là một bộ phận của Liên minh châu Âu và Khu vực đồng Euro; do vậy đơn vị tiền tệ ở đây là euro. Tuy nhiên, do là một tỉnh hải ngoại, Guadeloupe không phải là một phần của khu vực Schengen. Lỵ sở và thủ phủ của Guadeloupe là Basse-Terre. Ngôn ngữ chính thức của Guadeloupe là tiếng Pháp, mặc dù nhiều cư dân của tỉnh cũng nói tiếng Creole Antilles (Créole Guadeloupéen).
Martinique
Martinique, nhìn từ vệ tinh Martinique là hòn đảo nằm ở phía Đông vùng biển Caribbean, một trong 26 vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp, có diện tích khoảng 1,128 km².
Cũng giống như các vùng lãnh thổ của Pháp khác, cư dân Martinique sử dụng tiếng Pháp là ngôn ngữ chính (ngoài ra họ còn nói tiếng thổ ngữ Antilles) và lưu hành tiền euro.
Saint-Barthélemy
Saint-Barthélemy (tiếng Anh: Saint Barthélemy), tên chính thức là Cộng đồng Saint-Barthélemy (tiếng Pháp: Collectivité de Saint-Barthélemy), là một cộng đồng hải ngoại của Pháp. Còn được biết với tên Saint Barts, Saint Barths, hay Saint Barth, cộng đồng này là một trong bốn vùng lãnh thổ trong Quần đảo Leeward ở Caribbean bao gồm cả Tây Ấn thuộc Pháp, và là vùng đất duy nhất đã từng là thuộc địa của Thụy Điển. Địa vị hiện nay của cộng đồng hải ngoại này có hiệu lực vào ngày 22 tháng 2 năm 2007 và gồm chính đảo Saint-Barthélemy, cộng với vài tiểu đảo ven bờ.
Saint-Barthélemy do Pháp tuyên bố đầu tiên vào năm 1648. Nó được bán cho Thụy Điển vào năm 1784, sau đó bán cho Pháp vào năm 1878. Thời kỳ Thụy Điển để lại dấu ấn ở tên của nhiều con đường và xã (để tưởng nhớ Đức vua Gustav III) và để lại biểu tượng quốc gia, Ba Vương miện cùng với con diệc xám, cũng như vương miện tường, trong quốc huy đảo.
Saint-Martin
Saint-Martin, tên chính thức là Cộng đồng Saint-Martin (tiếng Pháp: Collectivité de Saint-Martin), là một cộng đồng hải ngoại của Pháp nằm ở Caribe. Nó trở nên một cộng đồng vào ngày 22 tháng 2 năm 2007, bao gồm phần phía bắc của đảo Saint Martin và những tiểu đảo lân cận, lớn nhất trong số đó là Tintamarre. Phần phía nam của đảo, Sint Maarten, là một quốc gia cấu thành của Vương quốc Hà Lan.
Saint Martin trong nhiều năm đã là một xã, một phần của Guadeloupe, tỉnh hải ngoại của Pháp và do đó nằm trong Liên minh châu Âu. Vào năm 2003 dân số của phần thuộc Pháp bỏ phiếu tách ra khỏi Guadeloupe để hình thành nên một cộng đồng hải ngoại (COM) của Pháp. Vào ngày 9 tháng 2 năm 2007, Quốc hội Pháp đã thông qua một dự luật cho phép tình trạng COM cho cả phần Saint-Martin của Pháp và Saint-Barthélemy láng giềng. Địa vị mới có tác dụng khi bộ luật được ban hành trong Tờ báo chính thức vào ngày 22 tháng 2 năm 2007. Saint-Martin vẫn là một phần của Liên minh châu Âu. Tiền tệ chính thức ở Saint-Martin là euro (mặc dù dollar Mỹ cũng được sử dụng rộng rãi).
Saint-Pierre và Miquelon
Vùng lãnh thổ cộng đồng Saint-Pierre và Miquelon (tiếng Pháp: Collectivité territoriale de Saint-Pierre-et-Miquelon, ) là một quần đảo nhỏ - trong đó đảo chính Saint Pierre và Miquelon, nằm ở ngoài khơi phía Đông Canada gần Newfoundland.
Một phần lãnh thổ của Saint-Pierre và Miquelon được đặt trong quyền kiểm soát của Pháp và Liên minh châu Âu (EU), nhưng do quy định thủ tục nhập cảnh đặc biệt, các nước trong EU đã không cho phép công dân Pháp được tự do đi lại, tổ chức buôn bán trên quần đảo này.
Guyane thuộc Pháp
Guyane thuộc Pháp (phiên âm: Guy-an, tiếng Pháp: Guyane française, tên chính thức là Guyane) là một tỉnh hải ngoại (tiếng Pháp: département d'outre-mer, hay DOM) của Pháp, nằm ở bờ bắc Nam Mỹ.
Tiếng Việt vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX còn phiên âm xứ này là Nguy Gian và Guy An.