Bản đồ - Hồ Bắc (Hubei Sheng)

Hồ Bắc (Hubei Sheng)
Hồ Bắc (, tiếng Vũ Hán: Hŭbě) là một tỉnh ở miền trung của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Giản xưng chính thức của tỉnh Hồ Bắc là "Ngạc" (鄂), lấy theo tên một nước chư hầu thời xưa, sau trở thành đất thuộc nước Sở và Nhà Tần, nay nằm ở phía đông của tỉnh. Tên Hồ Bắc ám chỉ về vị trí của tỉnh này nằm ở phía bắc của hồ Động Đình. Giản xưng không chính thức của Hồ Bắc là Sở (楚), gọi theo nước Sở hùng mạnh ở đây vào thời Xuân Thu Chiến Quốc.

Năm 2018, Hồ Bắc là tỉnh đông thứ chín về số dân, đứng thứ bảy về kinh tế Trung Quốc với 59 triệu dân, tương đương với Ý và GDP đạt 3.937 tỉ NDT (594,9 tỉ USD) tương ứng với Ba Lan.

Hồ Bắc giáp với Hà Nam về phía bắc, An Huy về phía đông, Giang Tây về phía đông nam, Hồ Nam về phía nam, Trùng Khánh về phía tây, và Thiểm Tây về phía tây bắc. Tỉnh này có đập Tam Hiệp vào hàng lớn nhất thế giới tại Nghi Xương ở phía tây.

Tỉnh Hồ Bắc từng là tâm điểm của đại dịch COVID-19 tại Trung Quốc.

Hồ Bắc có một lịch sử lâu dài, khi khai quật khảo cổ tại Vân huyện, người ta đã phát hiện ra hóa thạch của người Vân Dương (郧阳人) và người Trường Dương (长阳人) thời viễn cổ. Tại di chỉ văn hóa Khuất Gia Lĩnh (屈家嶺文化) đã phát hiện được một số lượng lớn các công cụ bằng đá và đồ gốm thời đại đồ đá mới, phản ánh nền nông nghiệp, đánh bắt cá, săn bắn, thủ công nghiệp của khu vực đã có sự phát triển đáng kể. Từ thời nhà Hạ, văn minh Trung Nguyên đã có ảnh hưởng đến vùng đồng bằng Giang Hán. Đến thời nhà Thương, Hồ Bắc đã được sáp nhập vào cương vực Trung Hoa. Thời Tây Chu, trên địa phận Hồ Bắc là lãnh thổ của nhiều tiểu quốc chư hầu, có thể kể đến là Ngạc, Đặng, Quyền, Nhược (鄀), Tùy (隨), Tằng (曾), La (罗), Vân (郧), Lại (赖), Dong (庸), Đường (唐), Quân (麇), Đam (聃). Đến thời Xuân Thu (770 TCN - 476 TCN), nước Sở nguyên ở Hà Nam ngày nay trở nên lớn mạnh, dần dần thôn tính các nước khác ở phương nam. Đến khoảng cuối thế kỷ thứ VIII-đầu thế kỷ thứ VII, nước Sở đã dời quốc đô từ Đan Dương (丹阳, nay thuộc Tích Xuyên của Hà Nam), đến Dĩnh (郢, nay thuộc Dĩnh Châu của Hồ Bắc); Dĩnh vẫn vị thế là quốc đô nước Sở cho đến năm 278 TCN. Nước Sở đã góp phần mở rộng nền văn minh Trung Hoa xuống phía nam song cũng có nhiều nét văn hóa độc đáo. Từ lưu vực Trường Giang, Sở tiếp tục mở rộng lãnh thổ lên bình nguyên Hoa Bắc. Sở Trang Vương là một trong Ngũ Bá thời Xuân Thu.

Đến thời Chiến Quốc (475 TCN - 221 TCN), Sở là một trong Chiến Quốc thất hùng. Theo thời gian, nước Sở và nước Tần trở thành hai nước có lãnh thổ rộng lớn nhất. Trong các cuộc chiến tranh giữa Sở và Tần, Sở đã để mất nhiều đất đai, đầu tiên là tầm ảnh hưởng tại bồn địa Tứ Xuyên, đến năm 278 TCN, thì để mất vùng lãnh thổ lõi là tỉnh Hồ Bắc hiện nay và phải dời quốc đô khỏi đất Dĩnh. Sở sau đó triệt thoái về phía đông song đã bị Tần tiêu diệt hoàn toàn vào năm 223 TCN.

Một phục trang lễ nghi bằng tơ lụa với các chi tiết thêu từ thế kỷ thứ IV TCN, được tìm thấy tại lăng mộ thời Chu ở Mã Sơn, [[Giang Lăng, Hồ Bắc]]

Sau khi Tần thống nhất Trung Quốc, nếu muốn đi xuống phía nam cần qua Hồ Bắc nên vùng đất này đã trở thành yếu đạo về giao thông, nhân khẩu bắt đầu gia tăng. Các vùng đầm lầy tại Hồ Bắc đã được con người tiêu thoát nước để trở thành các vùng đất trồng trọt màu mỡ. Nhà Tần cũng thiết lập các đơn vị quận huyện tại địa phận tỉnh Hồ Bắc hiện nay. Do kị húy của Tần Trang Tương Vương (cha Tần Thủy Hoàng), triều đình Nhà Tần đã đổi tên đất Sở thành "Kinh" (荆).

Sau đó, đến thời Nhà Hán, tại Hồ Bắc và Hồ Nam ngày nay đã thiết lập nên Kinh châu, đôi khi được gọi hợp lại thành "Kinh Sở". Thời kỳ cuối của Nhà Hán, tức đầu thế kỷ thứ III, Kinh châu do châu mục Lưu Biểu trấn giữ. Sau khi Lưu Biểu mất, Lưu Tông lên làm Kinh châu mục. Khi Tào Tháo đánh vào Kinh châu, Lưu Tông bèn ra hàng Tào Tháo. Sau khi Tào Tháo thua trận Xích Bích, Lưu Bị lấy danh nghĩa tôn Lưu Kỳ làm thứ sử Kinh Châu để đóng quân ở Kinh châu phát triển lực lượng. Trong và sau trận Xích Bích, phía Đông Ngô tổn thất và tốn kém nhân lực hơn phía Lưu Bị nên không bằng lòng việc Lưu Bị chiếm mấy quận Kinh châu, nhưng vì Lưu Kỳ là con Lưu Biểu - người cai trị cũ của Kinh châu - nhân danh làm chủ Kinh châu nên phía Tôn Quyền đành tạm chấp nhận. Kinh châu thời Lưu Biểu nguyên có 7 quận, lúc đó chiến tranh qua lại giữa 3 phe Tào - Tôn - Lưu sau trận Xích Bích, mỗi bên còn giữ một phần: Lưu Bị có 4 quận Linh Lăng, Quế Dương, Trường Sa, Vũ Lăng và một nửa quận Giang Hạ của Lưu Kỳ (con cả Lưu Biểu); Tôn Quyền chiếm được Giang Lăng, nửa quận Giang Hạ và nửa Nam quận; Tào Tháo còn giữ lại quận Nam Dương và nửa Nam quận. Năm 209, khi Lưu Kỳ qua đời, cuộc tranh chấp Kinh châu giữa Tôn Quyền và Lưu Bị lại căng thẳng, Lưu Bị bị mang tiếng "mượn" Kinh châu lâu ngày không trả. Tháng 12 năm 211, từ Kinh châu, Lưu Bị đưa quân đi đánh Ích châu (nay là Trùng Khánh và Tứ Xuyên), Quan Vũ được giao ở lại giữ Kinh châu. Sau đó, trong khi Quan Vũ mải đánh Vu Cấm (một tướng của Tào Tháo) thì Tôn Quyền sai Lã Mông mang quân đánh úp Kinh châu. Trong vài thập kỉ sau đó, Kinh châu hoàn toàn do Đông Ngô nắm giữ.

Đến thời Tây Tấn, các bộ lạc du mục phía bắc Trung Quốc nổi nên và đến đầu thế kỷ thứ IV đã xâm nhập vào Trung Nguyên, khởi đầu cho gần 300 năm Trung Quốc bị phân liệt. Trong thời gian đó, phía bắc Trung Quốc là những quốc gia và triều đại của các dân tộc du mục (song bị Hán hóa ở các mức độ khác nhau), còn phía nam Trung Quốc do các triều đại của người Hán cai quản. Hồ Bắc thuộc miền Nam và nằm dưới quyền cai trị của Đông Tấn và các Nam triều. Sau loạn Hầu Cảnh, vào tháng 11 năm 552, Tiêu Dịch đã xưng đế ở Giang Lăng, tức Lương Nguyên Đế. Tuy nhiên, sau đó đại quân Tây Ngụy đã chiếm được Giang Lăng, bắt sống các tướng cùng Lương Nguyên Đế, giao cho Tiêu Sát trông giữ và sau đó hành hình Lương Nguyên Đế cùng các tôn thất nước Lương tại đây. Bách tính Giang Lăng hơn 1 vạn người bị Tây Ngụy chia cho tướng sĩ làm nô lệ và bị dẫn hết về Quan Trung. Khi thành Giang Lăng bị bao vây, Lương Nguyên Đế đã ra lệnh thiêu hủy 14 vạn quyển sách rất có giá trị, gây tổn thất cho kho tàng văn hóa Trung Quốc. Tây Ngụy đem Giang Lăng giao cho Tiêu Sát coi giữ, sau đó Tiêu Sát thành lập nước Hậu Lương, tức Lương Tuyên Đế, đóng đô ở Giang Lăng, thần phục nhà Tây Ngụy, tồn tại cho đến năm 587. 
Bản đồ - Hồ Bắc (Hubei Sheng)
Bản đồ
Quốc gia - Trung Quốc
Tiền tệ / Language  
ISO Tiền tệ Biểu tượng Significant Figures
CNY Nhân dân tệ (Renminbi) Â¥ or å…ƒ 2
ISO Language
UG Tiếng Duy Ngô Nhĩ (Uighur language)
ZH Tiếng Trung Quốc (Chinese language)
ZA Tiếng Tráng (Zhuang language)
Vùng lân cận - Quốc gia  
  •  Afghanistan 
  •  Bhutan 
  •  Kazakhstan 
  •  Kyrgyzstan 
  •  Lào 
  •  Miến Điện 
  •  Mông Cổ 
  •  Nê-pan 
  •  Pa-ki-xtan 
  •  Triều Tiên 
  •  Tát-gi-ki-xtan 
  •  Việt Nam 
  •  Ấn Độ 
  •  Nga 
Đơn vị hành chính
Quốc gia, State, Vùng,...
Thành phố, Làng,...