Quốc kỳ Ai Cập

Quốc kỳ Ai Cập
Quốc kỳ Ai Cập (علم مصر) như hiện nay được chọn sử dụng vào ngày 4 tháng 10 năm 1984. Quốc kì Ai Cập gồm nền đỏ trắng đen và con chim ưng ở giữa. Hình ảnh con chim ưng ngẩng đầu đứng thẳng tượng trưng cho sự dũng cảm và thắng lợi, được gọi là "con chim ưng Salaitna" theo tên của một lãnh tụ vĩ đại đã đánh trả đội thập tự chinh của châu Âu vào năm 1175.

Màu đỏ tượng trưng cho giai đoạn trước Cách mạng đưa một nhóm sĩ quan quân đội lên nắm quyền lực sau khi đảo chính lật đổ vua Farouk (đổ máu), vua Ai Cập. Đây là khoảng thời gian đấu tranh chống lại sự đô hộ của Anh đối với quốc gia này. Màu trắng tượng trưng cho sự kiện Cách mạng năm 1952 chấm dứt chế độ quân chủ nhưng không gây đổ máu. Màu đen tượng trưng cho việc kết thúc đàn áp nhân dân Ai Cập của chế độ quân chủ và chế độ thực dân Anh. Các màu này trên lá cờ cũng có thể thấy ở quốc kỳ các quốc gia Yemen, Syria, và Iraq.

Ai Cập

Quốc kỳ
Quốc kỳ Ai Cập
Quốc gia - Cộng hòa Ả Rập Thống nhất

Warning: getimagesize(/Image/Map/MP357994.gif): failed to open stream: No such file or directory in /home/mapnlee7/public_html/MAPNALL/article.php on line 532
Cộng hòa Ả Rập Thống nhất (الجمهورية العربية المتحدة al-Ǧumhūriyyah al-ʿArabiyyah al-Muttaḥidah; dịch tiếng Anh: United Arab Republic) là liên minh chính trị tồn tại trong thời gian ngắn giữa Cộng hòa Ai Cập (1953-1958) và Cộng hòa Syria (1930–1958). Liên minh được thành lập vào năm 1958 và tan rã vào năm 1961 khi Syria rút khỏi liên minh. Tuy nhiên, Ai Cập vẫn tiếp tục mang quốc hiệu là "Cộng hòa Ả Rập Thống nhất" cho đến năm 1971. Tổng thống của Cộng hòa Ả Rập Thống nhất là Gamal Abdel Nasser. Trong giai đoạn 1958-1960, Cộng hòa Ả Rập Thống nhất cùng Vương quốc Mutawakkilite Yemen là các chủ thể cấu thành Hợp chúng quốc Ả Rập.

Những thành phần ưu tú trong xã hội Syria xem sự kiện đất nước sáp nhập với Ai Cập giống như một sự lựa chọn điều đỡ tệ hại hơn trong hai điều cùng tệ hại; họ tin các điều khoản do Nasser đặt ra là không công bằng, tuy nhiên họ không có sự lựa chọn nào khác do chính phủ đang phải gánh chịu sức ép khổng lồ. Dù vậy, mặc cho các quan ngại này, họ vẫn tin rằng Nasser sẽ dùng đảng Ba'ath làm phương tiện chính để kiểm soát Syria. Không may cho đảng này là Nasser chưa bao giờ có ý định chia sẻ quyền lực một cách công bằng. Ông lập ra hiến pháp lâm thời công bố 600 thành viên Quốc hội: gồm 400 thành viên từ Ai Cập và chỉ 200 thành viên từ Syria, đồng thời giải tán tất cả các đảng chính trị, bao gồm cả đảng Ba'ath. Nasser chỉ định bốn phó tổng thống, gồm Boghdadi và Abdel Hakim Amer cho Ai Cập và Sabri al-Assali và Akram El-Hourani cho Syria. Hiến pháp 1958 được thông qua.
Vùng lân cận - Quốc gia
  •  Libyan Arab Jamahiriya 
  •  Xuđăng 
  •  Israel