Quốc kỳ Phần Lan

Quốc kỳ Phần Lan
Quốc kỳ Phần Lan (Suomen lippu, Finlands flagga), còn được gọi là Siniristilippu ("Cờ Chữ thập xanh"), có từ đầu thế kỷ XX. Lá cờ này có nền màu trắng và có một cây thánh giá Bắc Âu màu xanh lam, tượng trưng cho Cơ đốc giáo.

Lá cờ chính quyền khác đôi chút so với quốc kỳ Phần Lan vì nó có thêm quốc huy ở giữa. Còn phiên bản cờ đuôi nheo thì được dùng trong quân đội. Cờ tổng thống thì khác lá cờ đuôi nheo ở chỗ nó có cây Thập giá Tự do trên góc trên bên trái của nó, bên cạnh đó cũng giữ nguyên thiết kế của lá cờ đuôi nheo. Khi xưa những người Phần Lan yêu nước muốn thiết kế một lá cờ đặc biệt để thay thế cho lá cờ Nga sau khi thành công ly khai khỏi Đế quốc Nga dựa trên ý tưởng của một nhà văn từ thế kỷ XIX. Màu xanh lam trên lá cờ đại diện cho hàng ngàn các hồ cũng như là bầu trời xanh, bao phủ lên nền tuyết trắng của mùa đông.

trái]] Lá cờ Phần Lan đầu tiên được trình diện cùng với bản quốc ca "Maamme" ("Đất nước ta") vào năm 1848. Thiết kế của lá cờ gồm có quốc huy Phần Lan trên nền trắng, bao quanh bởi một vòng nguyệt quế.

Thiết kế chữ thập màu xanh lam hiện nay ban đầu được dùng bởi hội du thuyền Nyländska Jaktklubben (1861-1919) tại Helsinki. Thêm vào đó, góc trên bên trái lá cờ của hội còn có huy hiệu tỉnh Uusimaa (cũ) được trang trí bằng vương miện, dải ruy băng cùng với dây leo. Nếu không nói đến vị trí của chữ thập xanh thì lá cờ này có thiết kế gần giống với lá cờ của hội du thuyền Saint Petersburg được thành lập trước đó. Thiết kế ấy có khả năng bắt nguồn từ lá cờ trắng cùng hai vạch chéo hình chữ X màu xanh lam của Hải quân Nga. Trong cuộc chiến tranh Krym, hạm đội Anh-Pháp bắt giữ các tàu buôn của người Phần Lan treo lá cờ Thánh George. Trong đó chữ thập màu xanh lam có nét mỏng hơn so với bây giờ, cũng như tỷ lệ giữa hai lá cờ là tương đương nhau. Một lá cờ với cùng mô típ cũng được tạo ra và được phê chuẩn cho tàu thuyền tư nhân sử dụng.

Vào năm 1910, trong chính sách đồng hóa nhân dân Phần Lan của Đế quốc Nga, các quan chức người Nga ra sắc lệnh yêu cầu gán một lá cờ Nga lên góc trên bên trái của lá cờ Thánh George. Nhân dân Phần Lan kịch liệt phản đối việc treo lá cờ này, và gọi lá cờ này bằng một cái tên châm biếm là "cờ của nô lệ" (orjalippu). Thay vào đó, họ treo một lá cờ chữ thập xanh hình tam giác bản dài để lảng tránh việc phải treo lá cờ quy định theo sắc lệnh.

Ngay sau khi giành được độc lập từ tay Đế quốc Nga (1917), chính quyền mới phát động một cuộc thi sáng tác cờ. Các lá cờ tham gia dự tuyển được chia làm hai nhóm chính: một nhóm dùng màu đỏ và vàng dựa trên quốc huy Phần Lan và nhóm còn lại dùng hai màu trắng và xanh lam như hiện nay.

Trong các lá cờ tham gia dự tuyển, ta có thể nhắc tới một lá cờ với biểu tượng "Thập giá Dannebrog" màu vàng trên nền đỏ, có thiết kế tương tự với quốc kỳ Phần Lan hiện nay. Một lá cờ dự tuyển khác có các vạch chéo màu xanh lam và màu trắng xếp xen kẽ nhau nhưng có người phản bác rằng "lá cờ ấy có lẽ sẽ hợp với một tiệm cắt tóc hơn là làm biểu tượng của một quốc gia độc lập". Họa sĩ Akseli Gallen-Kallela thì đề xuất một lá cờ thập giá màu trắng trên nền xanh lam giống với lá cờ của 2 vương quốc Thụy Điển và Hy Lạp thời bấy giờ. Cuối cùng, lá cờ do hai họa sĩ Eero Snellman và Bruno Tuukkanen sáng tác dựa trên thiết kế của nhà thơ Zachris Topelius (1860) đã được chọn làm quốc kỳ Phần Lan.

Lá cờ chính quyền (quốc kỳ cùng với quốc huy ở giữa) được trải qua thêm hai lần chỉnh sửa. Lần thứ nhất tiến hành loại bỏ vương miện trên quốc huy Phần Lan (1922). Đến lần thứ hai (1978) tiến hành đổi quốc huy hình tấm khiên trên lá cờ bằng quốc huy hình chữ nhật như hiện nay.

Quốc kỳ
Quốc kỳ Phần Lan
Quốc gia - Phần Lan

Warning: getimagesize(/Image/Map/MP660013.gif): failed to open stream: No such file or directory in /home/mapnlee7/public_html/MAPNALL/article.php on line 532


Vùng lân cận - Quốc gia
  •  Na Uy 
  •  Nga 
  •  Thụy Điển