Ngôn ngữ - Tiếng Armenia

Ngôn ngữ  >  Tiếng Armenia

Tiếng Armenia

Tiếng Armenia (cổ điển: հայերէն; hiện đại: հայերեն ) là một ngôn ngữ Ấn-Âu, tiếng mẹ đẻ của người Armenia. Đây là ngôn ngữ chính thức của Armenia và Cộng hòa Nagorno-Karabakh. Nó từng được nói trên khắp vùng sơn nguyên Armenia và ngày nay hiện diện tại nhiều nơi có kiều dân Armenia trên thế giới. Tiếng Armenia có hệ chữ viết riêng, là bảng chữ cái Armenia, được tạo nên năm 405 bởi Mesrop Mashtots.

Tiếng Armenia là một nhánh con độc lập nằm trong hệ ngôn ngữ Ấn-Âu. Nó có một hệ thống ngữ âm phát triển độc lập với các ngôn ngữ khác trong hệ.

Armenia đã là một đất nước đồng nhất ngôn ngữ từ ít nhất thế kỷ 2 TCN. Đây là ngôn ngữ với nền văn học lâu đời, với một bản dịch Kinh Thánh từ thế kỷ 5. Vốn từ vựng được ảnh hưởng bởi các ngôn ngữ Iran, như tiếng Parthia và tiếng Ba Tư, cũng như tiếng Hy Lạp, và tiếng Ả Rập.

Quốc gia

Armenia

Armenia (tiếng Armenia: Հայաստան Hayastan; Hayeren: Հայք Hayq; phiên âm Tiếng Việt: Ác-mê-ni-a), tên chính thức Cộng hoà Armenia, là một quốc gia nhiều đồi núi nằm kín trong lục địa ở phía nam Caucasus. Nước này có biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ ở phía tây, Gruzia ở phía bắc, Azerbaijan ở phía đông và Iran cùng phần lãnh thổ tách biệt Nakhchivan của Azerbaijan ở phía nam. Là một nước cộng hoà trước kia thuộc Liên bang Xô viết, Armenia là một trong những quốc gia lâu đời nhất thế giới và được cho là nơi Noah cùng con cháu của mình đã dừng lại định cư lần đầu tiên. Dù theo hiến pháp Armenia là một quốc gia phi tôn giáo, Kitô giáo đóng một vai trò quan trọng cả trong lịch sử và bản sắc riêng của dân tộc Armenia.

Armenia hiện là một thành viên của Liên hiệp quốc, Hội đồng châu Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập, và là quan sát viên của Cộng đồng Kinh tế Á Âu. Đất nước này là một nền dân chủ đang nổi lên và bởi vì vị trí chiến lược của mình, Armenia vừa nằm trong tầm ảnh hưởng của Nga và của Hoa Kỳ.

Azerbaijan

Azerbaijan (tiếng Azerbaijan: Azərbaycan Respublikası, phiên âm Tiếng Việt: A-déc-bai-gian hoặc A-déc-bai-dan), tên chính thức Cộng hoà Azerbaijan (tiếng Azerbaijan: Azərbaycan Respublikası), là một quốc gia vùng Caucasus ở Âu Á. Nằm trên ngã tư đường giữa Đông Âu và Tây Á, nước này giáp với Biển Caspia ở phía đông, Nga ở phía bắc, Gruzia ở phía tây bắc, Armenia ở phía tây và Iran ở phía nam. Cộng hoà Tự trị Nakhchivan (một lãnh thổ tách rời khỏi mẫu quốc của Azerbaijan) giáp biên giới với Armenia ở phía bắc và phía đông, Iran ở phía nam và phía tây và Thổ Nhĩ Kỳ ở phía tây bắc. Vùng Nagorno-Karabakh ở phía tây nam Azerbaijan bị Armenia chiếm năm 1991.

Azerbaijan là một quốc gia thế tục, và là một thành viên của Hội đồng Châu Âu từ năm 2001, một đối tác của Chính sách Láng giềng Châu Âu của Liên minh Châu Âu từ năm 2006, một Đối tác vì Hoà bình của NATO từ năm 1994, và một thành viên của Đối tác Cá nhân Kế hoạch Hành động của NATO từ năm 2004 và là một thành viên của Khối thịnh vượng chung các Quốc gia Độc lập từ năm 1991. Người Azerbaijan (hay đơn giản là Azeris) là nhóm sắc tộc đa số, đa số họ (khoảng 85%) theo truyền thống trung thành với dòng Hồi giáo Shi'a. Số còn lại là tín đồ dòng Hồi giáo Sunni. Các tôn giáo khác gồm Chính thống Nga (1.3%), Tông đồ Armenia (1.3%), khác (5%). Theo chính thức, nước này là một nền dân chủ đang hình thành, nhưng với quyền tự trị mạnh.

Gruzia

Gruzia (, chuyển tự thành Sakartvelo, tiếng Việt đọc là Gru-di-a) là một quốc gia Âu Á tại vùng Kavkaz phía bờ đông biển Đen. Nước này có biên giới phía bắc giáp với Nga, phía nam với Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, phía đông với Azerbaijan. Đây là một quốc gia liên lục địa, nằm tại điểm nối Đông Âu và Tây Á.

Lãnh thổ Gruzia hiện đại ngày nay từng liên tục có người sinh sống từ đầu Thời đồ đá. Trong thời cổ điển các quốc gia giai đoạn sớm được coi là tiền thân dẫn tới sự thành lập nhà nước Gruzia cũng như văn hoá và bản sắc quốc gia nước này là Colchis và Iberia đã nổi lên. Kitô giáo du nhập từ thế kỷ I và đóng một vai trò quan trọng trong nền văn hóa quốc gia. Gruzia được thống nhất 2 miền vào thế kỉ 11 và thế kỉ tiếp sau đó bắt đầu thời kì vàng son trong lịch sử đất nước. Gruzia đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và suy tàn cho tới khi bị chia thành nhiều thực thể chính trị nhỏ trong thế kỷ 16. Đế quốc Nga đã dần dần chiếm các vùng đất của Gruzia từ năm 1801 tới 1866. Một nhà nước Cộng hoà Dân chủ Gruzia xuất hiện và tồn tại ngắn ngủi sau Cách mạng Nga 1917 (1918-1921) – sụp đổ sau cuộc xâm lược của những người Bolshevik. Gruzia bị sáp nhập vào Liên bang Xô viết năm 1922. Gruzia giành lại độc lập từ Liên xô năm 1991 và, sau một giai đoạn nội chiến và khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, tới cuối thập niên 1990 tình hình Gruzia hầu như đã ổn định. Cuộc Cách mạng hồng không đổ máu năm 2003 đã thiết lập một chính phủ cải cách ủng hộ phương Tây và đang có kế hoạch gia nhập NATO cũng như nỗ lực đưa các vùng đất chủ trương ly khai trở lại dưới quyền kiểm soát của Gruzia. Những nỗ lực đó đã làm xói mòn quan hệ với Nga, một phần vì sự hiện diện hiện tại của quân đội Nga. Tới năm 2007, hầu hết các lực lượng vũ trang Nga đã rút đi, căn cứ cuối cùng của Nga tại Batumi dự kiến sẽ rút năm 2008.

Liban

Cộng hòa Liban (phiên âm tiếng Việt: Li-băng, Hán Việt: Lê Ba Nộn; tiếng Pháp: Liban; tiếng Anh: Lebanon; tiếng Ả Rập: الجمهوريّة اللبنانيّة Al-Jumhuriyah al-Lubnaniya) là một quốc gia nhỏ tại vùng Trung Đông. Liban có nhiều núi, nằm cạnh bờ biển đông của Địa Trung Hải. Nó giáp với Syria về phía bắc và Đông, và Israel về phía nam, có bờ biển hẹp dọc theo ranh giới Tây. Quốc kỳ Liban có cây tuyết tùng Liban màu xanh trên nền trắng, và hai đường sọc đỏ có chiều cao một phần tư.

Cái tên Liban (cũng được viết là "Loubnan" hay "Lebnan") có nguồn gốc từ ngôn ngữ Semitic, nghĩa là "trắng", để chỉ đỉnh núi tuyết phủ ở Núi Liban.

Lưỡng Hà

Lưỡng Hà hay Mesopotamia (, trong "[đất] giữa các con sông"; بلاد الرافدين (bilād al-rāfidayn); (Beth Nahrain, giữa hai con sông) là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh hệ thống sông Tigris và Euphrates, bây giờ bao gồm lãnh thổ Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại.

Vùng địa lý được cung cấp nước từ hai con sông đó thường được gọi là "Cái nôi của Văn minh", bởi chính tại đây những xã hội tri thức đầu tiên đã phát triển từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên.

Syria

Syria (tiếng Pháp: Syrie, ' hoặc سوريا '; Trung văn: 敘利亞, phiên âm Hán Việt: Tự Lợi Á hay A Lạp Bá Tư Lợi Á Công hòa quốc; phiên âm tiếng Việt: Xi-ri ), tên chính thức là Cộng hoà A-rập Xi-ri , là một quốc gia ở Tây Á, giáp biên giới với Liban và Biển Địa Trung Hải ở phía tây, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc, Iraq ở phía đông, Jordan ở phía nam, và Israel ở phía tây nam.

Cái tên Syria trước kia gồm toàn bộ vùng Levant, trong khi nhà nước hiện đại bao gồm địa điểm của nhiều vương quốc và đế chế cổ, gồm cả nền văn minh Ebla từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công Nguyên. Trong thời kỳ Hồi giáo, thành phố thủ đô, Damascus, là nơi đóng đô của Đế chế Umayyad và là một thủ phủ tỉnh của Đế chế Mamluk. Damascus được nhiều người coi là một trong những thành phố có người cư trú liên tục cổ nhất thế giới.

Ngôn ngữ

Armenian language (English)  Lingua armena (Italiano)  Armeens (Nederlands)  Arménien (Français)  Armenische Sprache (Deutsch)  Língua arménia (Português)  Армянский язык (Русский)  Idioma armenio (Español)  Język ormiański (Polski)  亚美尼亚语 (中文)  Armeniska (Svenska)  Limba armeană (Română)  アルメニア語 (日本語)  Вірменська мова (Українська)  Арменски език (Български)  아르메니아어 (한국어)  Armenian kieli (Suomi)  Bahasa Armenia (Bahasa Indonesia)  Armėnų kalba (Lietuvių)  Armensk (Dansk)  Arménština (Česky)  Ermenice (Türkçe)  Јерменски језик (Српски / Srpski)  Armeenia keel (Eesti)  Arménčina (Slovenčina)  Örmény nyelv (Magyar)  Armenski jezik (Hrvatski)  ภาษาอาร์มีเนีย (ไทย)  Armenščina (Slovenščina)  Armēņu valoda (Latviešu)  Αρμενική γλώσσα (Ελληνικά)  Tiếng Armenia (Tiếng Việt) 
 mapnall@gmail.com