Tiếng Hà Lan

Tiếng Hà Lan
Tiếng Hà Lan hay tiếng Hòa Lan là một ngôn ngữ thuộc nhánh phía Tây của Nhóm ngôn ngữ German, được nói hàng ngày như tiếng mẹ đẻ bởi khoảng 23 triệu người tại Liên minh châu Âu — chủ yếu sống ở Hà Lan và Bỉ — và là ngôn ngữ thứ hai của 5 triệu người.

Ngoài hai quốc gia thuộc Vùng đất Thấp, đây là bản ngữ của đa phần người dân Suriname, cũng như vị thế chính thức tại các nước vùng Caribe là Aruba, Curaçao và Sint Maarten. Các nhóm thiểu số có nguy cơ bị biến mất vẫn còn có mặt tại Pháp, Đức, và ở Indonesia, Tại Pháp, một phương ngữ lịch sử là tiếng Flemish Pháp vẫn được dùng. Có khoảng 80.000 người nói tiếng Hà Lan tại Pháp; xem. Tại vùng Flanders thuộc Pháp, chỉ có rải rác 20.000 người nói tiếng Flemish; xem. Flemish được nói hàng ngày tại vùng tây bắc nước Pháp bởi ước tính 20.000 người và không thường xuyên bởi 40.000 người; xem. Tồn tại một thể phương ngữ liên tục giữa tiếng Hà Lan và tiếng Đức thông qua các phương ngữ Gelderland Nam và Limburg. Năm 1941, 400.000 người Indonesia nói được tiếng Hà Lan, và ngôn ngữ này tác động mạnh mẽ lên tiếng Indonesia; xem. Năm 1941, khoảng 0,5% dân số đất liền có hiểu biết về tiếng Hà Lan tương đối; xem. Đầu Thế chiến II, khoảng 1 triệu người châu Á nắm chủ động kiến thức tiếng Hà Lan, còn khoảng nửa triệu thụ động hơn về ngôn ngữ này; xem. Nhiều người Indonesian lớn tuổi dùng tiếng Hà Lan là ngôn ngữ hai; xem. Một số người Hoa ở Indonesia nói tiếng Hà Lan với nhau; xem,. Tiếng Hà Lan cũng được "các nhóm người nói các ngôn ngữ nhỏ hơn" sử dụng tại Indonesia; xem. Nhiều người trẻ Indonesia học tiếng Hà Lan như một ngoại ngữ vì ch mẹ hay ông bà họ có thể nói được và bởi vì ở một số tầng lớp, tiếng Hà Lan được coi là ngôn ngữ của giới thượng lưu; xem. Ngày nay, chỉ những người thuộc thế hệ già nhất được giáo dục, cũng như các chuyên gia được đòi hỏi phải có kiến thức về ngôn ngữ, mới có thể nói tiếng Hà Lan một cách trôi chảy; xem. Khoảng 25% từ vựng tiếng Indonesia ngày nay có gốc tiếng Hà Lan, xem. trong khi khoảng nửa triệu người bản ngữ định cư tại Hoa Kỳ, Canada và Úc. Các phương ngữ Hà Lan ở Cape Town thuộc miền nam châu Phi đã biến đổi thành tiếng Afrikaans, một ngôn ngữ kế tục được hiểu chung được khoảng 16 triệu người dùng, chủ yếu ở Nam Phi và Namibia.

Tiếng Hà Lan là một trong những ngôn ngữ gần gũi với tiếng Đức và tiếng Anh và được coi là hòa trộn giữa hai ngôn ngữ này. Tiếng Hà Lan, như tiếng Anh, không chịu ảnh hưởng của sự chuyển đổi phụ âm tiếng Đức cao, không sử dụng dấu umlaut với chức năng ngữ pháp, bỏ đi phần lớn việc dùng thức giả định, và đã cân bằng nhiều phần hình thái ngôn ngữ, trong đó có hệ thống cách. Những đặc trưng giống như tiếng Đức gồm có sự tồn tại ba giống ngữ pháp — mặc dù ít quan trọng về ngữ pháp — cũng như việc sử dụng phân từ hình thức (modal particle), sự vô thanh hóa âm tiết cuối, và thứ tự từ tương tự nhau. Từ vựng tiếng Hà Lan thuộc hệ German là chính và tiếp nhận nhiều từ mượn Rôman hơn tiếng Đức nhưng ít hơn tiếng Anh.

Tên gọi "Hà Lan" (荷蘭) hay "Hòa Lan" (和蘭) trong tiếng Việt bắt nguồn từ việc dịch phiên âm tiếng Hán của từ "Holland". Từ này thường được nhiều ngôn ngữ khác dùng để chỉ phần đất Hà Lan tại châu Âu nhưng thực chất đây là tên của một vùng của quốc gia này.

Trong tiếng Anh từ Dutch thường để chỉ toàn bộ ngôn ngữ, tức là tính cả các phương ngữ. Các biến thể ở Bỉ đôi khi còn được gọi là Flemish. Ở cả Bỉ và Hà Lan, tên chính thức cho ngôn ngữ này là Nederlands, còn các phương ngữ có tên riêng như: Hollands "tiếng Holland", West-Vlaams "tiếng Flemish Tây", Brabants "tiếng Brabant". Tuy vậy việc dùng từ Vlaams ("tiếng Flemish") để miêu tả tiếng Hà Lan chuẩn đối với các biến thể tại Flanders lại hết sức phổ biến tại hai quốc gia này.

Người ta biết tới ngôn ngữ Hà Lan thông qua nhiều cái tên khác nhau. Ở thời kỳ Trung Cổ, dietsc được sử ở khu vực Flanders và Brabant, trong khi diets hoặc duutsc được sử dụng ở miền bắc Hà Lan. Những từ này hình thành từ từ theudisk của tiếng Giécman Cổ, một trong những cái tên đầu tiên được sử dụng cho các ngôn ngữ không phải Rôman ở Tây Âu. Nghĩa đen của nó là "ngôn ngữ của dân thường", tức là ngôn ngữ German địa phương. Thuật ngữ này đối lập với tiếng Latinh, thứ ngôn ngữ phi địa phương được dùng trong văn viết và Nhà thờ Kitô giáo. Trong văn bản đầu tiên có sự hiện diện của từ này, có niên đại từ năm 784, nó chỉ các thổ ngữ German của đảo Anh. Nó xuất hiện trong Lời thề Strasbourg (842) với tên teudisca để chỉ phần tiếng German của lời tuyên thệ.

Cho tới khoảng thế kỷ 16, những người nói các biến thể của nhóm ngôn ngữ German Tây từ cửa sông Rhine tới dãy Alps dần quen với việc dùng từ Dietsch, (Neder)duyts hay một vài từ cùng gốc của từ theudisk để ám chỉ ngôn ngữ địa phương họ. Điều này dẫn tới sự lúng túng không tránh khỏi một khi các thuật ngữ tương tự nhau lại dùng để chỉ các ngôn ngữ khác nhau. Do vậy một cách phan biệt đã ra đời. Nhờ cạnh thương mại và thuộc địa của người Hà Lan vào thế kỷ 16 và 17, thuật ngữ dutch của tiếng Anh bắt đầu dùng để chỉ riêng tiếng Hà Lan. Ngoại lệ đáng chú ý là tiếng Đức Pennsylvania hay còn có tên gọi trong tiếng Anh là Pennsylvania Dutch, một biến thể tiếng Đức miền Trung Tây được người sử dụng nó gọi là Deitsch. Ngược lại tiếng Hà Lan Jersey được dùng cho tới tận những năm 1950 ở New Jersey lại là một ngôn ngữ creole có nguồn gốc Hà Lan.

Ngay trong tiếng Hà Lan, từ Diets đã không còn hay được dùng nữa - mặc dù từ Platdiets vẫn được dành cho các phương ngữ chuyển tiếp Limburg-Ripuaria ở dông bắc Bỉ. Nederlands, từ chính thức trong tiếng Hà Lan dành cho ngôn ngữ này, phải mãi tới thế kỷ 19 mới được công nhận hoàn toàn. Cách đạt tên này đã được dùng từ trước vào cuối thế kỷ 15, nhưng vì nhiều lý do phải cạnh tranh với thuật ngữ thông dụng hơn là Nederduits "tiếng Hà Lan đê địa". Một trong số các lý do là để phân biệt với Hoogduits, "tiếng Hà Lan cao địa", tức là ngôn ngữ được nói ở Đức. Từ Hoog sau này bị lược bỏ chỉ còn Duits, ngày nay để chỉ tiếng Đức. Tuy nhiên từ Nederduits lại gây bối rối bởi các ngôn ngữ địa phương miền bắc nước Đức cũng được gọi là Niederdeutsch, và thế là từ Duits trong tên gọi bị lược bỏ, mở đường để Nederlands trở thành cái tên chính thức để chỉ tiếng Hà Lan. Người ta dùng từ Neder (nghĩa là "thấp") để chỉ tiếng Hà Lan là bởi vì địa thế xuôi dòng của Hà Lan trong vùng đồng bằng Rhine–Meuse–Scheldt gần Biển Bắc, gợi cho người ta liên tưởng về vùng đất La Mã trước đây mang tên Hạ Germania.

Quốc gia
  • Aruba
    Aruba là một hòn đảo và quốc gia, đảo dài 32 km của Antilles nhỏ trong Biển Caribe, cách 27 km về phía bắc Bán đảo Paraguaná, Bang Falcón, Venezuela. Nó nằm trong Vương quốc Hà Lan, bao gồm phần châu Âu (Hà Lan) và phần châu Mỹ-Caribe (Aruba và Antille thuộc Hà Lan). Không giống như phần lớn khu vực châu Mỹ-Caribe, Aruba có khí hậu khô và đất đai khô cằn, nhiều xương rồng. Khí hậu này đã giúp ngành du lịch vì du khách đến đảo luôn có thể trông đợi thời tiết nắng ấm. Nó có diện tích là 193 km² và nằm bên ngoài vành đai núi lửa.

  • Caribe thuộc Hà Lan
    Caribe thuộc Hà Lan (Caribisch Nederland, tiếng Papiamento: Hulanda Karibe) là tên gọi chung cho ba hòn đảo tự trị thuộc Hà Lan tại khu vực biển Caribe ở châu Mỹ là Bonaire, Sint Eustatius và Saba. Những đảo này còn được gọi là quần đảo BES. BES là từ viết tắt dùng để chỉ các chữ cái đầu tên trong tên của các hòn đảo. Từ 10 tháng 10 năm 2010, các hòn đảo này trở thành một bộ phận thuộc Hà Lan. Trước đó, các đảo là một bộ phận của Antille thuộc Hà Lan, nguyên là một quốc gia cấu thành của Vương quốc Hà Lan.

    Bonaire (bao gồm cả đảo nhỏ Klein Bonaire) nằm về phía đông của Aruba và Curaçao, gần bờ biển Venezuela. Sint Eustatius và Saba nằm phía nam của Sint Maarten và phía tây bắc của Saint Kitts và Nevis. Ba hòn đảo có tình trạng chính trị như hiện tại sau khi Antille thuộc Hà Lan giải thể vào ngày 10 tháng 10 năm 2010. Tổng dân sốlà 18.000 người dân và diện tích là 328 km ² (127 sq mi) tương ứng với khoảng 1/1000 dân số và 1/100 diện tích của phần đất Hà Lan ở Châu Âu. Múi giờ là UTC -4; mã quốc gia là 599, dùng chung với Curaçao và Sint Maarten. Điểm cao nhất là Núi Scenery cao 877 m tại Saba, đây cũng là điểm cao nhất Vương quốc Hà Lan. Các đảo có khí hậu nhiệt đới quanh năm.
  • Curaçao
    Lãnh thổ Curaçao (phiên âm: Cưraxao; ; Curaçao, Land Curaçao; tiếng Papiamento: Kòrsou, Pais Kòrsou ) là một hòn đảo tự trị nằm vào phía nam của biển Caribe, gần bờ biển Venezuela. Đây là một quốc gia cấu thành thuộc chủ quyền của Vương quốc Hà Lan. Thủ đô đồng thời thành phố lớn nhất là Willemstad.

    Trước khi giải thể quần đảo Antilles Hà Lan vào ngày 10 tháng 10 năm 2010, Curaçao được quản lý với tên "Lãnh thổ đảo Curaçao" (Eilandgebied Curaçao, Papiamento:Teritorio Insular di Kòrsou), một trong năm lãnh thổ đảo của Antilles thuộc Hà Lan cũ.
  • Sint Maarten
    Sint Maarten là một trong bốn quốc gia cấu thành của Vương quốc Hà Lan. Trước ngày 10 tháng 10 năm 2010, Sint Maarten được gọi là Lãnh thổ Đảo Sint Maarten (Eilandgebied Sint Maarten) và là một trong năm lãnh thổ đảo (Eilandgebieden) của Antille thuộc Hà Lan. Nó bao gồm nửa phía nam của đảo Saint Martin. Theo điều tra dân số Antille thuộc Hà Lan năm 2001, dân số của Eilandgebied là 30.594 người. Dân số ước lượng chính thức vào ngày 1 tháng 1 năm 2009 là 50.300, tức mật độ dân số là 1.965 người/km². Các ngôn ngữ chính thức là tiếng Hà Lan và tiếng Anh. Một thổ ngữ giống tiếng Anh cũng được sử dụng.

    Sint Maarten giáp với cộng đồng hải ngoại Saint-Martin thuộc Pháp, nó chiếm nửa đảo phía bắc.