Bản đồ - Viêng Chăn (tỉnh) (Vientiane Province)

Viêng Chăn (Vientiane Province)
Tỉnh Viêng Chăn (còn gọi là khu nông thôn Viêng Chăn) (Tiếng Lào: ແຂວງວຽງຈັນ) là một tỉnh của Lào, nằm ở Tây bắc quốc gia. Đến năm 2015, toàn tỉnh có 419.090 người. Tỉnh Viêng Chăn có diện tích 15.927 km2 với 10 huyện nằm ở giữa tây bắc Lào. Tỉnh này giáp tỉnh Xiangkhouang về phía đông bắc, tỉnh Bolikhamxai về phía đông, thủ đô Viêng Chăn và Thái Lan về phía nam, và tỉnh Xaignabouli ở phía tây. Các thị trấn chính là Vang Vieng và Muang Phon Hong. Cách Vang Vieng khoảng vài km về phía nam là một trong những hồ lớn nhất của Lào, hồ Nam Ngum. Phần lớn diện tích này, đặc biệt là các khu rừng ở phía nam, thuộc Khu Bảo tồn Đa dạng sinh học Quốc gia Phou Khao Khouay. Các sông chính chảy qua tỉnh là sông Nam Song, sông Nam Ngum và sông Nam Lik.

Vào giữa thế kỷ 16, Viêng Chăn dưới thời vua Setthathirat đã trở nên thịnh vượng. Nó đã trở thành một trung tâm lớn của giáo lý Phật giáo với nhiều ngôi chùa đã được xây dựng.

Năm 1989, tỉnh này chia thành hai phần là thủ đô Viêng Chăn bao gồm thành phố Vientiane, và tỉnh hiện nay nằm trên diện tích đất còn lại.

Từ năm 2000, du lịch trong khu vực đã tăng vọt, với hàng nghìn lượt ghé thăm Vientiane và Vang Vieng mỗi năm. Trong những năm gần đây, đầu tư mới đã tập trung vào vùng ngoại ô của Viêng Chăn.

Nhân vật lịch sử Lào vĩ đại, Phra Lak Phra Lam, tuyên bố rằng Hoàng tử Thattaradtha đã thành lập lên tỉnh này khi ông dời bỏ Vương quốc Lào huyền thoại ở "Muong Inthapatha Maha" vì đã không được nối ngôi (thay vào đó là em trai của ông). Thattaradtha thành lập một đô thị gọi là Maha Thani Si Phan Phao trên bờ phía tây của sông Mekong; thành phố này được cho là đã trở thành Udon Thani của Thái Lan ngày nay. Một hôm, một người 7 đầu Naga đã nói với Thattaradtha cần xây dựng một thành phố mới ở bờ phía đông của con sông, đối diện Maha Thani Si Phan Phao. Hoàng tử gọi thành phố này là Chanthabuly Si Sattanakhanahud; đó chính là tiền thân của Viêng Chăn ngày nay.

Trái với Phra Lak Phra Ram, hầu hết các nhà sử học tin rằng thành phố Vientiane là một khu định cư cũ của người Khmer bao xung quanh một ngôi đền Hindu, sau này thay thể bởi Pha That Luang. Chính đức vua cầm quyền Khmer Say Fong là người đã dịch chuyển đến gần ngôi đền giáp Vientiane. Trong thế kỷ 11 và 12, người Lào và người Thái, được cho là, đã di cư vào Đông Nam Á từ Nam Trung Quốc đã lên nằm quyền cai trị khu vực này khi số ít người Khmer còn lại trong khu vực đã bị giết chết, đuổi đi, hoặc đồng hóa thành các cư dân lào hiện nay.

Năm 1354, khi Fa Ngum thành lập vương quốc Lan Xang, Viêng Chăn trở thành một thành phố hành chính quan trọng, mặc dù nó không phải là thủ đô khi đó. Vua Setthathirath chính thức lập nó thành thủ đô Lan Xang vào năm 1563, để ngăn ngừa cuộc xâm lăng của người Miến Điện. Trong vài thế kỷ sau vị trí của Vientiane không ổn định; một số giai đoạn nó trở thành trung tâm phát triển của khu vực nhưng nhiều lần nó nằm dưới sự kiểm soát của Việt Nam, Miến Điện và Xiêm La.

Khi Lan Xang tan rã vào năm 1707, nó đã trở thành một Vương quốc Vientiane độc lập. Năm 1779, nó bị chinh phục bởi thống soái Phraya người Siêm Buddha Yodfa Chulaloke và nó trở thành một nước chư hầu của Xiêm La. Khi vua Anouvong tiến hành một cuộc nổi dậy để trở thành một vương quốc độc lập không thành công, lực lượng của ông đã bị quân Xiêm tiêu diệt vào năm 1827. Thành phố này đã bị đốt cháy thành tro bụi và các hiện vật Lào bị cướp hết, bao gồm tượng Phật và con người. Người Xiêm La đã khống chế Anouvong và phá hủy thành phố chỉ để lại chùa Wat Si Saket còn nguyên trạng, bắt tất cả dân chúng đi. Khi người Pháp đến năm 1867, Vientiane đã bị hư hỏng nặng nề, đã xuống cấp và bị rừng bao phủ. Cuối cùng khu vực này được chuyển sang Pháp vào năm 1893. Nó đã trở thành thủ đô của chính phủ bảo hộ Pháp Lào vào năm 1899. Pháp xây tái lập thành phố và xây dựng lại hoặc sửa chữa các chùa Phật giáo như Pha That Luang, Haw Phra Kaew, và xây dựng nhiều tòa nhà thuộc địa. Theo một sắc lệnh được Thống đốc Paul Doumer ký vào năm 1900, tỉnh này đã được chia thành bốn muang, bao gồm Borikan, Patchoum, Tourakom và Vientiane. Hai năm trước đó, những người đàn ông từ bốn "muang" này đã bị gọi tập trung đến để xây dựng một ngôi nhà cho Pierre Morin, thống soái đầu tiên của Vientiane.

Trong Thế chiến II, Vientiane đã thất thủ và bị lực lượng Nhật chiếm đóng, dưới sự chỉ huy của tường Sako Masanori. Ngày 9 tháng 4 năm 1945, lính nhảy dù của Pháp đến và giải phóng Vientiane vào ngày 24 tháng 4 năm 1945. Khi cuộc nội chiến Lào nổ ra giữa Chính phủ Hoàng gia Lào và quân đội Pathet Lào, Viêng Chăn là vùng không ổn định. Tháng 8/1960, Kong Le nắm giữ thủ đô và tuyên bố rằng Souvanna Phouma trở thành Thủ tướng Chính phủ. Vào giữa tháng 12, Tướng Phoumi chiếm lại thủ đô, lật đổ chính phủ Phouma, và đưa Boun Oum lên làm Thủ tướng Chính phủ. Vào giữa năm 1975, quân đội Pathet Lào tiến về thành phố và lính Mỹ bắt đầu sơ tán thủ đô. Vào ngày 23 tháng 8 năm 1975, một đội ngũ 50 phụ nữ quân đội Pathet được thiết lập, tượng trưng cho "giải phóng" thành phố. Vào ngày 2 tháng 12 năm 1975, đảng Cộng sản của quân đội Pathet Lào đã chiếm Vientiane và đánh bại Vương quốc Lào và kết thúc cuộc Nội chiến Lào; nhưng những thể lực Nổi dậy ở Lào vẫn tiếp tục hoạt động trong rừng sâu (Hmong, Hoàng gia lưu vong và các phần tử cánh hữu) để chống phá quân đội Pathet Lào.

Trong những năm 1950 và 1960 trong Chiến tranh Pháp-Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam, hàng ngàn người tị nạn đến tỉnh này. Đến năm 1963, khoảng 128.000 người chạy đến đây, đặc biệt là người Hmong tỉnh Xiengkhouang. Khoảng 150.000 người khác đến vào đầu những năm 1970. Nhiều người tị nạn đến bị nghiện thuốc phiện. Năm 1989, tỉnh này được chia thành hai phần, Thành phố Vientiane có thủ đô Viêng chăn, và khu vực còn lại là tỉnh Viêng chăn hiện nay. 
Bản đồ - Viêng Chăn (Vientiane Province)
Quốc gia - Lào
Tiền tệ / Language  
ISO Tiền tệ Biểu tượng Significant Figures
LAK Kíp Lào (Lao kip) â‚­ 2
ISO Language
LO Tiếng Lào (Lao language)
Vùng lân cận - Quốc gia  
  •  Cộng hòa Khmer 
  •  Miến Điện 
  •  Thái Lan 
  •  Trung Quốc 
  •  Việt Nam 
Đơn vị hành chính
Quốc gia, State, Vùng,...
Thành phố, Làng,...