Bản đồ - Ratanakiri

Ratanakiri
Ratanakiri hay Rattanakiri (រតនគិរី ) là một tỉnh (khaet) của Campuchia, vùng đất này còn được gọi là Vọng Vân trong lịch sử Việt Nam thời kỳ nhà Nguyễn.

Ratanakiri nằm ở vùng cao nguyên đông bắc hẻo lánh của quốc gia, có ranh giới với tỉnh Mondulkiri ở phía nam và với tỉnh Stung Treng ở phía tây, có biên giới quốc tế với Lào (giáp tỉnh Attapeu) và Việt Nam (giáp hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai) tương ứng ở phía bắc và đông. Tỉnh trải dài từ các ngọn núi của dãy Trường Sơn ở phía bắc, qua vùng cao nguyên nhiều đồi nằm giữa các sông Sê San và Sêrêpôk, đến các khu rừng lá rụng ở phía nam. Trong những năm gần đây, hoạt động đốn gỗ và khai mỏ ảnh hưởng xấu đến môi trường của Ratanakiri.

Người Thượng (Khmer Loeu) chiếm giữ Ratanakiri trong hơn một thiên niên kỷ, họ là người thiểu số tại những nơi khác của Campuchia. Trong lịch sử ban đầu của khu vực, các cư dân người Thượng này bị các quốc gia láng giềng bóc lột như nô lệ. Kinh tế làng bán nô lệ chấm dứt trong thời kỳ thuộc địa Pháp, song một chiến dịch Khmer hóa khắc nghiệt sau khi Campuchia độc lập lại đe dọa phương thức sinh hoạt của người Thượng. Khmer Đỏ xây dựng tổng hành dinh của họ trên địa bàn tỉnh trong thập niên 1960, và hành động oanh tạc trong Chiến tranh Việt Nam đã tàn phá khu vực. Ngày nay, phát triển nhanh chóng trên địa bàn tỉnh đang thay đổi phương thức sinh hoạt truyền thống.

Ratanakiri có dân cư thưa thớt; 150.000 cư dân của tỉnh chỉ chiếm hơn 1% tổng dân số quốc gia. Các cư dân Ratanakiri thường sống trong những buôn làng có từ 20 đến 60 gia đình và có sinh kế là nông nghiệp du canh. Ratanakiri nằm trong số các tỉnh kém phát triển nhất của Campuchia. Cơ sở hạ tầng của tỉnh nghèo nàn, và chính quyền địa phương còn yếu.

Lãnh thổ Ratanakiri ngày nay có người ở từ ít nhất là thời kỳ đồ đá hoặc đồ đồng, và mậu dịch giữa những người dân vùng cao này với các đô thị dọc theo vịnh Thái Lan có niên đại ít nhất là thế kỷ 4 CN. Trong lịch sử ban đầu, người Việt, người Chăm, người Khmer, và người Thái từng xâm chiếm khu vực, song không có quốc gia nào có thể đưa khu vực nằm dưới quyền kiểm soát tập trung. Từ thế kỷ 13 hoặc trước đó cho đến thế kỷ 19, các làng trên cao nguyên thường bị các thương gia nô lệ người Khmer, Lào, và Thái tấn công. Các quân chủ người Lào địa phương chinh phục khu vực vào thế kỷ 18 và sau đó là người Thái trong thế kỷ 19. Khu vực được sáp nhập vào Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1893, và sự cai trị thực dân thay thế buôn bán nô lệ. Người Pháp lập nên các đồn điền cao su lớn, đặc biệt là tại Labansiek (Banlung ngày nay); các công nhân bản địa được sử dụng vào để xây dựng, và thu hoạch cao su. Trong thời gian Pháp đô hộ Đông Dương, vùng đất bao gồm Ratanakiri ngày nay được chuyển từ Xiêm sang Lào và sau đó chuyển cho Campuchia. Mặc dù các nhóm người cao nguyên ban đầu kháng cự những người cai trị thực dân, họ đã chịu khuất phục vào cuối thời kỳ thuộc địa năm 1953.

Ratanakiri được thành lập vào năm 1959 từ vùng đất từng là khu vực đông bộ của tỉnh Stung Treng. Tên gọi Ratanakiri (រតនគិរី) được hình thành từ hai từ trong tiếng Khmer រតនៈ (ratana "ngọc" từ tiếng Phạn ratna) và គិរី (kiri "núi" từ tiếng Phạn giri), miêu tả hai điểm đặc trưng được biết đến của tỉnh. Trong các thập niên 1950 và 1960, Norodom Sihanouk tiến hành một chiến dịch phát triển và Khmer hóa tại đông bắc Campuchia, dự kiến là đưa các làng nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền, giới hạn ảnh hưởng của các phần tử nổi dậy tại khu vực, và "hiện đại hóa" các cộng đồng bản địa. Một số người Thượng buộc phải chuyển đến các vùng thấp để học ngôn ngữ và văn hóa Khmer, người Khmer từ những nơi khác tại Campuchia chuyển đến tỉnh, các tuyến đường bộ và đồn điền cao su lớn được xây dựng. Sau khi phải đối mặt với các điều kiện làm việc khắc nghiệt và đôi khi là lao động không tự nguyện trong các đồn điền, nhiều người Thượng dời bỏ chỗ ở truyền thống của họ và chuyển ra xa tỉnh lỵ hơn. Năm 1968, căng thẳng dẫn đến một cuộc nổi dậy của người Brao, trong đó có một vài người Khmer bị giết. Chính phủ phản ứng gay gắt, phóng hỏa các khu định cư và giết hàng trăm dân làng.

Trong thập niên 1960, lực lượng Khmer Đỏ tạo nên một liên minh với các dân tộc thiểu số tại Ratanakiri, lợi dụng phẫn uất của người Thượng đối với chính phủ trung ương. Tổng hành dinh của Đảng Cộng sản Campuchia được chuyển đến Ratanakiri vào năm 1966, và hàng trăm người Thượng gia nhập các đơn vị của Đảng này. Trong giai đoạn này, Việt Nam cũng có các hoạt động quy mô rộng tại Ratanakiri. Những người cộng sản Việt Nam hoạt động tại Ratanakiri từ thập niên 1940; tại một cuộc họp báo vào tháng 6 năm 1969, Sihanouk nói rằng Ratanakiri là "lãnh thổ Bắc Việt trên thực tế". Từ tháng 3 năm 1969 đến tháng 5 năm 1970, Hoa Kỳ tiến hành một chiến dịch oanh tạc bí mật quy mô lớn tại khu vực, mục đích là nhằm phá vỡ nơi trú ẩn của quân đội cộng sản Việt Nam. Các dân làng buộc phải đi tránh bom, tìm thức ăn và sống trong cảnh chạy trốn cùng Khmer Đỏ. Vào tháng 6 năm 1970, chính phủ trung ương triệt thoái binh sĩ từ Ratanakiri, từ bỏ khu vực cho Khmer Đỏ kiểm soát. Chế độ Khmer Đỏ vốn ban đầu không có hành động thô bạo tại Ratanakiri, song nay trở nên ngày càng áp bức. Người Thượng bị cấm nói các ngôn ngữ bản địa hay thực hành các phong tục và tôn giáo truyền thống, là những thứ mà chủ nghĩa cộng sản cho là không phù hợp. Sinh hoạt tập thể trở thành bắt buộc, và một vài trường học của tỉnh bị đóng cửa. Tần số thanh trừng các dân tộc thiểu số tăng lên, và hàng nghìn người tị nạn chạy sang Việt Nam và Lào. Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng số lượng thi thể chiếm khoảng 5% dân cư Ratanakiri được đưa vào các mộ tập thể, tỷ lệ thấp hơn đáng kể so với các nơi khác tại Cambodia.

Sau khi Việt Nam đánh bại Khmer Đỏ vào năm 1979, chính sách của chính phủ đối với Ratanakiri trở nên sao lãng có thiện ý. Người Thượng được phép trở lại sinh kế truyền thống của họ, song chính phủ ít tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng tại tỉnh. Thời Việt Nam đóng quân, có ít liên hệ giữa chính quyền tỉnh với nhiều cộng đồng địa phương. Một thời gian dài sau khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ, phiến quân Khmer Đỏ vẫn ở trong các khu rừng của Ratanakiri. Hầu hết các phiến quân giao lại vũ khí của họ trong thập niên 1990, song các cuộc tấn công dọc theo các tỉnh lộ vẫn tiếp tục cho đến năm 2002.

Lịch sử gần đây của Ratanakiri mang đặc trưng là phát triển và các thách thức kèm theo đối với phương thức sinh hoạt truyền thống. Chính phủ quốc gia xây dựng các tuyến đường, xúc tiến du lịch và nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nhập cư nhanh chóng của người Khmer vào Ratanakiri. Các cải thiện về đường giao thông và ổn định chính trị khiến giá đất tăng lên, và chuyển nhượng đất tại Ratanakiri trở thành một vấn đề lớn. Mặc dù một điều luật năm 2001 cho phép các cộng đồng bản địa đạt được quyền sở hữu tập thể đối với các vùng đất truyền thống, song một số cư dân các làng trở thành những người gần như không có ruộng đất.

 
Bản đồ - Ratanakiri
Bản đồ
Quốc gia - Cộng hòa Khmer
Quốc kỳ Campuchia
Cộng hòa Khmer (សាធារណរដ្ឋខ្មែរ) là một nước cộng hòa đầu tiên của Campuchia. Thời Việt Nam Cộng hòa thường được gọi là Cộng hòa Cao Miên hay Cao Miên Cộng hòa, được thành lập vào ngày 9 tháng 10 năm 1970 và bị Khmer Đỏ lật đổ vào ngày 17 tháng 4 năm 1975.

Chính thức tuyên bố thành lập vào ngày 9 tháng 10 năm 1970, Cộng hòa Khmer là chính quyền quân sự thuộc phái cánh hữu thân Mỹ do Tướng Lon Nol và Hoàng thân Sisowath Sirik Matak lãnh đạo, hai người đã lên nắm quyền từ cuộc đảo chính ngày 18 tháng 3 năm 1970 với việc lật đổ Hoàng thân Norodom Sihanouk, nguyên Quốc trưởng chính phủ Vương quốc Campuchia.
Tiền tệ / Language  
ISO Tiền tệ Biểu tượng Significant Figures
KHR Riel Campuchia (Cambodian riel) ៛ 2
ISO Language
KM Tiếng Khmer (Central Khmer language)
Vùng lân cận - Quốc gia  
  •  Lào 
  •  Thái Lan 
  •  Việt Nam 
Đơn vị hành chính
Quốc gia, State, Vùng,...
Thành phố, Làng,...