Việt Nam, tên chính thức: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²). Trên biển Đông có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng vẫn đang bị tranh chấp với các quốc gia khác như Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia và Philippines.
Sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam giành chiến thắng trước Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975, hai miền Bắc-Nam được thống nhất. Ngày 2 tháng 7 năm 1976 nước Việt Nam được đặt Quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vào năm 1986, Việt Nam tiến hành một số cải cách về kinh tế gọi là đổi mới, mở cửa cho nền kinh tế Việt Nam hòa nhập với quốc tế. Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia, quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư với trên 224 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên Liên Hợp Quốc, ASEAN, ASEM, APEC, WTO, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ, Phong trào không liên kết và nhiều tổ chức quốc tế, khu vực khác ... Kể từ năm 2000 Việt Nam là một trong những nước có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới,, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm lại trong một số năm sau, năm 2013 tăng trưởng 5,42%, xếp thứ 6 trong 11 nước khu vực Đông Nam Á. Việc đổi mới kinh tế thành công đã dẫn đường cho Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề như tỷ lệ lạm phát cao, bất bình đẳng về thu nhập cao, dịch vụ chăm sóc sức khỏe kém và tình trạng bất bình đẳng giới tính còn nhiều.
ISO |
Tiền tệ |
Biểu tượng |
Significant Figures |
VND |
Đồng
(Vietnamese đồng) |
₫ |
0 |