Bản đồ - Svalbard

Svalbard
Svalbard là một quần đảo tại vùng Bắc Cực, là phần cực bắc của Na Uy. Quần đảo nằm cách 400 dặm về phía bắc của đại lục châu Âu, nằm giữa đại lục Na Uy và Bắc Cực. Nhóm đảo trải dài từ 74° đến 81° vĩ Bắc (bên trong vòng Bắc Cực), và từ 10° đến 35° độ kinh Đông. Spitsbergen là hòn đảo lớn nhất, tiếp theo là hai đảo Nordaustlandet và Edgeøya. Trung tâm hành chính là Longyearbyen, các điểm định cư khác bao gồm cộng đồng khai mỏ người Nga Barentsburg, cộng đồng nghiên cứu Ny-Ålesund và khu khai mỏ Sveagruva. Quần đảo do Thống đốc Svalbard quản lý.

Quần đảo ban đầu được sử dụng như là một căn cứ cho hoạt động săn bắt cá voi vào thế kỷ 17 và 18, sau đó bị bỏ hoang. Việc khai thác than bắt đầu vào đầu thế kỷ 20, và một số cộng đồng đã được thiết lập. Hiệp ước Svalbard vào năm 1920 đã công nhận chủ quyền của Na Uy đối với quần đảo, và Đạo luật Svalbard 1925 đã cho phép Svalbard trở thành một phần đầy đủ của Vương quốc Na Uy. Đạo luật này cũng biến Svalbard trở thành một khu kinh tế tự do và một khu phi quân sự. Store Norske của Na Uy và Arktikugol của Nga là các công ty khai mỏ duy nhất còn lại trên quần đảo. Hoạt động nghiên cứu và du lịch đã trở thành những ngành kinh tế phụ quan trọng. Hai cơ sở nghiên cứu chính của quần đảo là University Centre in Svalbard và Hầm hạt giống Toàn cầu Svalbard. Không có dường bộ kết nối giữa các khu định cư; thay vào đó người ta phải dùng xe trượt tuyết, máy bay và tàu để đi lại. Sân bay Svalbard, Longyear là cửa ngõ chính của quần đảo với phần còn lại của thế giới.

Quần đảo có khí hậu vùng cực, song nhiệt độ tại đây cao hơn đáng kể so với các khu vực khác có cùng vĩ độ. Thực vật của Svalbard tận dụng được lợi thế có thời kỳ ban ngày vùng cực kéo dài để bù đắp cho ban đêm vùng cực. Svalbard là nơi sinh sản của nhiều loài chim biển, và cũng là nơi cư trú của gấu trắng Bắc Cực, tuần lộc và các loài động vật có vú hải dương. Bảy vườn quốc gia và 23 khu bảo tồn thiên nhiên phần lớn chưa bị con người tác động và có môi trường mỏng manh. 60% diện tích quần đảo là các sông băng, và các hòn đảo có nhiều núi và vịnh hẹp.

Một bản đồ địa hình của Svalbard

Svalbard là một quần đảo nằm giữa Đại Tây Dương, biển Barents, biển Greenland và biển Na Uy, tạo thành phần cực bắc của Na Uy. Hiệp ước định nghĩa Svalbard là tất cả các đảo, đảo nhỏ và đá từ 74° đến 81° độ vĩ Bắc, và từ 10° đến 35° độ kinh Đông. Diện tích đất liền của quần đảo là 61022 km2, và riêng hòn đảo Spitsbergen đã chiếm hơn một nửa diện tích đất liền của cả quần đảo, tiếp theo là hai đảo Nordaustlandet và Edgeøya. Tất cả các khu định cư đều nằm tại Spitsbergen, ngoại trừ các trạm khí tượng tại Bjørnøya và Hopen. Nhà nước Na Uy nắm quyền sở hữu tất cả các vùng đất không có ai đòi hỏi, tức 95,2% diện tích quần đảo, tại thời điểm hiệp ước Svalbard có hiệu lực; Store Norske sở hữu 4%, Arktikugol sở hữu 0,4%, trong khi các chủ sở hữu tư nhân khác nắm 0.4% diện tích hòn đảo.

Svalbard nằm ở góc tây bắc của mảng Á-Âu. Ở phía nam và đông, đáy biển nông với độ sâu 200 to 300 m, trong khi ở phía bắc và phía tây đấy biển thể sâu đến khoảng 4 km. Phía bắc Svalbard là băng biển và Bắc Cực, và ở phía nam là đại lục Na Uy. Hai quần đảo Đất Franz Josef và Novaya Zemlya của Nga nằm ở phía đông, Greenland nằm ở phía tây.

Do nằm ở phía bắc của vòng Bắc Cực, Svalbard có cả mặt trời lúc nửa đêm vào mùa hè và ban đêm vùng cực trong mùa đông. Ở 74° độ vĩ Bắc, mặt trời lúc nửa đêm kéo dài trong 99 ngày còn ban đêm vùng cực kéo dài 84 ngày, còn con số tương ứng tại 81° độ vĩ Bắc là 141 và 128 ngày. Tại Longyearbyen, mặt trời lúc nửa đêm kéo dài từ 20 tháng 4 cho đến 23 tháng 8, và ban đêm vùng cực kéo dài từ 26 tháng 10 đến 15 tháng 2. Vào mùa đông, sự kết hợp giữa trăng tròn và phản xạ của tuyết có thể khiến cho ánh sáng sáng thêm.

Sông băng chiếm 36502 km2 hay 60% diện tích của Svalbard; 30% là đá cằn cỗi còn 10% có cây cối mọc. Sông băng lớn nhất là Austfonna (8412 km2) tại Nordaustlandet, tiếp theo là Đất Olav V và Vestfonna. Trong mùa hè, có thể trượt tuyết từ Sørkapp ở phía nam đến phía bắc của Spitsbergen, chỉ có một khoảng cách ngắn không bị tuyết hay sông băng bao phủ. Kvitøya bị sông băng bao phủ 99,3% diện tích.

Địa mạo của Svalbard được tạo thành thông qua các kỷ băng hà đi lặp lại, nơi các sông băng cắt qua cao nguyên trước đây hình thành nên các vịnh hẹp, thung lũng và dãy núi. Đỉnh cao nhất tại quần đảo Svalbard là Newtontoppen (1713 m), tiếp theo là Perriertoppen (1712 m), Ceresfjellet (1675 m), Chadwickryggen (1640 m) và Galileotoppen (1637 m). Vịnh hẹp dài nhất là Wijdefjorden (108 km), tiếp theo là Isfjorden (107 km), Van Mijenfjorden (83 km), Woodfjorden (64 km) và Wahlenbergfjorden (46 km). Svalbard từng phải chịu một trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận tại Na Uy vào ngày 6 tháng 2009, lên đến 6,5 độ Richter.

 
Bản đồ - Svalbard
Bản đồ
Google Earth - Bản đồ - Svalbard
Google Earth
OpenStreetMap - Bản đồ - Svalbard
OpenStreetMap
svalbard_map.jpg
1574x2225
water.iopan.gda.pl
svalbard_map_crop.jp...
1025x1407
www.jbiggs.com
spitzbergen-svalbard...
700x738
www.planetware.com
forsidekart-6..jpg
601x609
cruise-handbook.npol...
svalbard.jpg
504x631
arcticportal.org
286px-Norway_Svalbar...
286x400
upload.wikimedia.org
dsc_6565.jpg
300x305
fundreams.files.word...
map1.jpg
310x288
www.wideview.it
280px-Spitsbergen_la...
280x277
upload.wikimedia.org
Quốc gia - Svalbard và Jan Mayen
Svalbard và Jan Mayen là tên gọi được xác định trong bảng mã quốc hai ký tự ISO 3166-1, một phần trong vùng lãnh thổ của Na Uy ở Bắc Băng Dương, được phân rõ thành hai khu vực: Svalbard và Jan Mayen hoàn toàn độc lập với nhau về mặt hành chính.

Quần đảo Bắc cực Svalbard được đặt trong phạm vi chủ quyền của Na Uy, và có một tình trạng đặc biệt, được công nhận bởi Hiệp định Svalbard. Svalbard không được công nhận bởi Thỏa ước Schengen, chính vì thế các cư dân du nhập đến đây có thể sống và làm việc mà không cần xuất trình visa. Svalbard được quản lý bởi một Thống đốc trực tiếp báo cáo lên Bộ trưởng Công lý và Cảnh sát Na Uy.
Tiền tệ / Language  
ISO Language
NO Tiếng Na Uy (Norwegian language)
Vùng lân cận - Quốc gia  
Đơn vị hành chính
Quốc gia, State, Vùng,...